Kết quả tăng trưởng tín dụng cho thấy sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vào hoạt động kinh tế. Đặc biệt, các ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp đến gần với vốn vay hơn.
9 tháng, tăng trưởng tín dụng hơn 10,78%
Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng hiện đang ở mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2011. Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết tính đến ngày 21/9/2015, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 10,78% so với cuối năm 2014.
Theo kết quả điều tra mới nhất về xu hướng kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Việt Nam do Vụ Dự báo, thống kê -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện, các tổ chức tín dụng kỳ vọng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng bình quân 17,6% trong năm 2015.
Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng trong thời gian qua đã kéo theo sự gia tăng của nhu cầu tín dụng, đồng thời, năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Ngành ngân hàng đã quyết liệt thực hiện tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, kiểm soát tốt nợ xấu ở mức 3% để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất ở mức 7-9%/năm.
Hiện nay, hệ thống ngân hàng nước ta nắm giữ tới khoảng 80% nguồn vốn đầu tư cho cả nền kinh tế nên khi cần vay vốn sản xuất kinh doanh, đa phần các doanh nghiệp phải tìm đến ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cho thấy ngân hàng và doanh nghiệp đã có sự kết nối, cung cầu gặp nhau, doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn.
Nhiều sản phẩm chuyên biệt cho doanh nghiệp
Trên thực tế, để đảm bảo an toàn kinh doanh cho cả khách hàng và ngân hàng, các ngân hàng lớn gần như đều có những điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp tương tự như nhau. Tuy nhiên hiện nay, sự khác biệt của các tổ chức nằm ở cách thức tiếp cận thị trường để đưa vốn đến tay khách hàng.
Trên thị trường, vài năm qua đã lần lượt xuất hiện những sản phẩm chuyên biệt theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện, đi đầu phải kể đến các sản phẩm tài trợ trọn gói doanh nghiệp ngành nhựa, dược và vật tư y tế, giấy, may mặc, phụ trợ dầu khí, xăng dầu,… của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Sử dụng các sản phẩm chuyên biệt này, doanh nghiệp được hưởng các chính sách linh hoạt phù hợp với đặc thù và lĩnh vực kinh doanh của mình. Ví dụ đối với gói tài trợ doanh nghiệp giấy, nhựa của Techcombank, doanh nghiệp được thế chấp 100% tài sản đảm bảo là hàng hóa; thủ tục cho vay đơn giản dựa trên khoản phải thu của các đối tác đầu ra uy tín; đặc biệt vào mùa cao điểm, ngân hàng có thể tăng tỉ lệ cho vay lên tới 90% giá trị định giá tài sản là hàng hóa.
Bên cạnh đó, Techcombank cũng đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn khác để hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích dòng tiền với tỷ lệ ký quỹ mở L/C chỉ từ 3%; khách hàng được lựa chọn lãi suất dựa trên tình hình kinh doanh thực tế. Đồng thời, ngân hàng đẩy mạnh linh hoạt giải quyết hồ sơ, rút ngắn thời gian phê duyệt để nhanh chóng hỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp, thậm chí có thể giải ngân nhanh trong vòng 01 giờ đồng hồ (gói tài trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu).
Ông Trần Chánh Trung, Giám đốc công ty Trường Sơn Sài Gòn, một khách hàng lâu năm của Techcombank hiện nay đang sử dụng gói tài trợ doanh nghiệp ngành giấy, cho biết: “Techcombank luôn đánh giá đúng hoạt động và tiềm năng của doanh nghiệp chúng tôi, tạo điều kiện để chúng tôi có cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó phát huy hiệu quả nguồn tín dụng. Ngoài ra, chúng tôi còn được ngân hàng hỗ trợ tư vấn tốt các chính sách quản lý tồn kho, khoản phải thu, tư vấn thuế hải quan hoặc đàm phán với các đối tác nước ngoài loại hình tín dụng để tiết giảm chi phí, mang lại nhiều lợi ích”.
Thị trường đánh giá các sản phẩm này đều được thiết kế linh hoạt, ưu tiên quan tâm nhiều đến phương án kinh doanh hơn là tài sản đảm bảo mà vẫn bảo vệ được an toàn tín dụng bằng hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ.
Ông Nguyễn Đăng Thanh, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp Techcombank cho biết: “Các sản phẩm chuyên biệt của Techcombank được xây dựng trên cơ sở ngân hàng chủ động tiếp cận khách hàng để cung cấp các giải pháp tài chính hiệu quả đáp ứng được nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp. Chúng tôi chú trọng thiết lập các mối quan hệ sâu sắc và lâu dài với khách hàng, hiểu đặc thù của khách hàng để đưa ra các tư vấn và quy trình xử lý nghiệp vụ chuẩn xác hơn, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng”.
Hiện nay, Techcombank tiếp tục triển khai nhiều sản phẩm cho vay doanh nghiệp, trong đó có những sản phẩm chuyên biệt theo ngành, chủ yếu tập trung các ngành kinh tế trọng điểm để đảm bảo an toàn kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Năm 2014, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của Techcombank tăng 14,3% so với năm 2013. Năm nay, lạc quan về tăng trưởng tín dụng, Techcombank đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tới 30%, cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân 17,6% mà các tổ chức tín dụng kỳ vọng.
Doãn Phong