Yang Chenxu, 26 tuổi từ Thượng Hải lên đường về thăm gia đình ở quê nhà Ôn Châu - một thành phố hạng hai ở tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Vốn đã quen với cuộc sống độc lập riêng mình tại thành phố lớn, sự ồn ào ở quê đem đến cho cô chút cảm giác khó chịu.

Cô ngồi lặng lẽ trong phòng ngủ từ thời thơ ấu của mình. Dường như mọi thứ chẳng có gì thay đổi sau 7 năm kể từ khi Yang rời nhà lên Thượng Hải. Duy nhất chỉ có thêm bức ảnh kỷ niệm 20 năm ngày cưới của cha mẹ cô đặt trên kệ sách.

Yang biết, khi mọi người quây quần ăn uống trong những buổi tụ họp gia đình, cô cũng giống như bao cô gái trẻ còn độc thân khác sẽ bắt đầu phải chịu lời tra hỏi về chuyện hôn nhân.

Ở tuổi của Yang bây giờ, mẹ cô - Zhang Yulian - đã kết hôn và sinh cô con gái đầu lòng. Yang cảm thấy rằng bản thân mình như đã thất bại theo một cách nào đó khi vẫn chưa thể tìm được một người thương để chia sẻ cuộc sống cùng mình.

“Năm ngoái, mẹ bảo tôi phải quay về Ôn Châu trong 6 tháng để tìm một người chồng và ổn định cuộc sống”, cô kể.

{keywords}
Những người trẻ Trung Quốc như Yang Chenxu chịu nhiều áp lực khi phải cân bằng giữa sự nghiệp và hôn nhân gia đình.

Mắc kẹt giữa chuyện hôn nhân và kỳ vọng về sự nghiệp

Yang là người duy nhất trong gia đình không sống ở Ôn Châu. Sau khi tốt nghiệp Học viện Sân khấu Thượng Hải năm 2018, cô bắt đầu sự nghiệp với vai trò giáo viên dạy kịch.

“Tôi yêu thích nhịp sống mãnh liệt của Thượng Hải. Mọi người đều phấn đấu để chứng tỏ bản thân. Sự nghiệp của tôi là ưu tiên hàng đầu”, cô tâm sự.

Yang làm việc tại một trung tâm giáo dục sau giờ học, nơi các lớp học được tổ chức vào buổi tối và ngày cuối tuần.

Với lịch trình làm việc đặc biệt, khoảng thời gian rảnh rỗi ít ỏi của Yang cũng là khi hầu hết mọi người đang mắc kẹt trong văn phòng. Để cô sắp xếp được một buổi hẹn hò với ai đó thực sự khó khăn.

{keywords}
26 tuổi, Yang vẫn còn muốn phấn đấu nhiều hơn cho sự nghiệp thay vì lo lắng chuyện lập gia đình.

Cô gái 26 tuổi mắc kẹt giữa sự kỳ vọng của gia đình về một cuộc hôn nhân sớm, trong khi bản thân cô luôn đặt sự nghiệp lên đầu. Yang cảm thấy áp lực đè nặng trong những lần về thăm nhà hiếm hoi.

Việc tiếp tục cuộc sống độc thân khiến cho mối quan hệ của cô với gia đình trở nên căng thẳng, đặc biệt là với mẹ. Người trẻ chúng ta muốn có cuộc sống riêng, sự tự tôn và cả tự do, nhưng gia đình cũng là thứ không thể nào dứt bỏ.

Lần trở về này, Yang muốn hàn gắn tình cảm bằng cách nói chuyện với cha mẹ, hy vọng tạo được sự thấu hiểu lẫn nhau giữa mọi người.

Định kiến về trách nhiệm của người phụ nữ của gia đình

Trong bếp, mẹ của Yang đang chuẩn bị bữa tối. Bà kể, trong văn hóa Trung Hoa, người ta cho rằng đàn ông và phụ nữ luôn kết hôn ở một độ tuổi thích hợp: “Giờ là thời điểm để Yang Yang nhà chúng tôi tìm một người đàn ông tốt và ổn định cuộc sống”.

Bà Zhang gặp chồng mình qua bạn bè vào năm 1990 và kết hôn với ông vào năm 1994, lúc đó chuyện hẹn hò thật khác so với bây giờ.

“Con biết không, hồi đó khi người ta bắt đầu tán tỉnh nhau thì trong đầu đã tính đến chuyện hôn nhân rồi đấy”, bà nói khi thấy con gái đi vào bếp để phụ giúp một tay.

{keywords}
Như biết bao bà mẹ khác, bà Zhang muốn con gái kết hôn khi còn trẻ. 

Bữa ăn ngày Tết được hai mẹ con bày biện với đầy các món ngon không chỉ cho gia đình, mà còn đủ để thiết đãi những người bạn cũ của Yang đến chơi nhà.

Vừa làm, mẹ con cô vừa trò chuyện: “Con có nhớ lần mẹ bảo đi mua hành lá mà con lại cầm về một mớ hẹ không? Làm sao con tìm được một người chồng khi đến nấu ăn còn không biết cơ chứ?”.

Câu nói đùa ẩn chứa mối quan ngại của bà đối với khả năng đảm nhận vai trò làm vợ của cô con gái trong một xã hội còn nhiều định kiến và gia trưởng.

“Phần lớn bạn bè của tôi đều ở lại Ôn Châu và đã kết hôn hết cả. Ai gặp cũng hỏi bao giờ đến lượt tôi phát kẹo mừng”. Đó là câu hỏi phổ biến nhất mà dường như Yang không có câu trả lời thỏa đáng. Cứ thế, áp lực tăng lên theo từng năm.

Không phải ai cũng dễ dàng tìm được một nửa tuyệt vời

Thế hệ Y (những người thuộc độ tuổi 18-34) ở Trung Quốc đang bị quấy rầy bởi các app hẹn hò từ Tinder, Tantan, cho đến ứng dụng di động dựa trên sở thích như Xintiao.

Những thanh niên như Yang phải chọn lấy cho mình một đối tượng là người Tây, hoặc rơi vào “biển hồ mênh mông” 200 triệu người độc thân. 

Trước sự thúc giục của gia đình, Yang nói chuyện với mẹ mình theo cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần cương quyết.

“Điều quan trọng là con muốn tìm được một người đàn ông hiểu và yêu thương con vô điều kiện. Với con, tất cả mọi thứ khác, kể cả sự giàu có, chỉ là thứ yếu. Nếu người chồng tương lai của con không thể khiến cuộc sống của con tốt hơn thì con nghĩ mình sẽ không lập gia đình”.

{keywords}
Không cách nào giải quyết vấn đề này tốt hơn bằng một cuộc trò chuyện thẳng thắn. 

Khi được hỏi về những đặc điểm mà Yang tìm kiếm ở một người bạn đời, cô khẳng định không chút hoài nghi: “Tôi muốn kết hôn với một người như cha mình”.

Năm 2012, khi mẹ của Yang được chẩn đoán mắc khối u ác tính, cha cô đã hết lòng, tận tụy chăm sóc vợ.

Yang Yang nhớ lại khoảng thời gian khó khăn, mắt cô đẫm lệ: “Cha đã luôn ở bên cạnh mẹ. Cha tôi là người chồng chu đáo nhất. Ông luôn kiên nhẫn chờ đợi mẹ hồi phục, đảm bảo rằng bà vẫn ổn. Ngay cả bây giờ, sau bao nhiêu năm kết hôn, họ vẫn luôn gắn bó với nhau. Thật khó để tìm một người đàn ông như vậy”.

Chìm ngập trong mớ rối rắm của áp lực hôn nhân, Yang quyết định phá vỡ sự do dự của bản thân mình, dành một cuộc đối thoại thẳng thắn với mẹ về vấn đề này.

“Thật chẳng dễ gì để vừa bắt đầu sự nghiệp, có một cuộc sống ổn định, vừa tìm một người yêu”, Yang nói, hy vọng có thể thay đổi quan điểm của mẹ mình.

Hai mẹ con dù cách biệt về thế hệ cuối cùng đã có thể tìm thấy điểm chung. Sau cuộc tâm sự, mục tiêu hôn nhân của cô con gái được thay đổi, sự căng thẳng giữa mẹ con giảm nhẹ hơn nhiều. Hai người thậm chí đã có thể nói đùa về vấn đề này.

“Mẹ tôi bảo bà sẽ ổn thôi nếu tôi đưa bạn trai về nhà trước khi bà bước sang tuổi 50, tức là tháng 12 năm nay”, Yang cười vui vẻ.

Đến lúc đó, một cuộc trò chuyện khác lại chuẩn bị bắt đầu.

'Yêu' điện thoại hơn cả nửa kia, hôn nhân của chúng ta đang dần nguội lạnh

'Yêu' điện thoại hơn cả nửa kia, hôn nhân của chúng ta đang dần nguội lạnh

Nghiện điện thoại đang trở thành một vấn đề có thật trong các gia đình, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và là nguyên nhân đẩy các cặp đôi ra xa nhau hơn, có thể dẫn đến đường ai nấy bước.

(Theo Zing)