- Sau khi đọc bài của TS Trần Thị Bích Liễu, tôi thấy thực sự buồn vì đó là sự thật không biết đến bao giờ mới thay đổi. Chỉ có điều nói ra thì giải quyết được gì đây, thưa tiến sĩ?

>> Hai thứ 'giết chết' động cơ làm việc của giảng viên

{keywords}

Người làm nghiên cứu khoa học còn có động lực làm việc tốt không dù rất say mê nghiên cứu?

Ở trường tôi, một phản biện đọc một đề tài nghiên cứu khoa học dày 200 trang (một giáo trình chuyên ngành bằng tiếng Anh)được trả gần 300 nghìn đồng thôi. Và chúng tôi không biết gì về qui định của thông tư 44 từ năm 2007 (Thông tư số 44 /2007/TTLT-BTC-BKHCN).

Như vậy, để đọc cẩn thận đề tài đó, họ mất từ 7 đến 10 ngày? (Nghĩa là mỗi ngày họ sẽ có thu nhập khoảng 30 nghìn đồng?). Bên cạnh đó, người biên soạn cho đề tài này chỉ được hỗ trợ:

+ Thứ nhất: 3 triệu đồng vừa để in ấn nhiều bản cho Hội đồng nghiệm thu đọc trước. Nghiệm thu xong phải in một bản in màu nộp cho thư viện trường.

+ Thứ hai: Được miễn giảm 200 tiết nghiên cứu khoa học cho năm học sau (một tiết của các giảng viên là 35.000 đồng nếu có hệ số lương từ 3.33 đến 4.00). Khoản thanh toán này chỉ được biết sau khi đề tài được nghiệm thu.

Người làm nghiên cứu khoa học còn có động lực làm việc tốt không dù rất say mê nghiên cứu? Chi phí trả cho quá trình nghiên cứu lấy đâu ra (tiền điện cho quạt, đèn, máy tính; tiền chi phí cho máy tính; in ấn…)? Lấy từđồng lương ít ỏi của giảng viên sao (với tôi, 15 năm thâm niên, 25% đứng lớp và lương cơ bản cộng lại, trừ các khoản bảo hiểm, chưa trừ phí, thực nhận là khoảng4.450.0000 đồng/tháng)

Nghiên cứu khoa học còn hấp dẫn giảng viên được sao?

  • Trần Thị Bích Thủy

Theo TS Trần Thị Bích Liễu, quyền lực và sự thiếu minh bạch tài chính là  những yếu tố giết chết động cơ làm việc của giảng viên ở trường đại học. Mời bạn chia sẻ các câu chuyện hoặc ý kiến, giải pháp cho vấn đề này.  Ý kiến gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Trân trọng cảm ơn!