Các nhà khoa học thuộc Viện bảo tàng tự nhiên Stuggart, Đức vừa phát hiện một lớp côn trùng mới, sống  tại Nam Mỹ vào đầu kỷ Bạch phấn, Tạp chí Global Science cho hay.

TIN LIÊN QUAN

Một nhóm các nhà nghiên cứu do tiến sĩ Arnold H. Staniczek và tiến sĩ Günter Bechly – hai chuyên gia hàng đầu về côn trùng học – lãnh đạo khẳng định rằng những mẫu vật các côn trùng đã chết thuộc lớp côn trùng 2 cánh là họ hàng với loài phù du hiện đại.

Mẫu hóa thạch loài côn trùng kỳ lạ vừa được tìm thấy.

Tuy nhiên loài côn trùng này khác với phù du cũng như tất cả các côn trùng khác đã biết về mặt giải phẫu và tập tính sinh hoạt. Nhờ việc phát hiện mới các mẫu vật của loài côn trùng có cánh đã trưởng thành và các ấu trùng còn nguyên vẹn, các nhà khoa học đã giải thích một cách rất hợp lý nguồn gốc di truyền học chủng loại (philogenetics) của những côn trùng này và đưa ra được giả thuyết về mối quan hệ giữa chúng với các côn trùng hai cánh.

Những con phù du cổ đại này có cánh gân, hình dạng ngực và cánh giống với chuồn chuồn, chân giống bọ ngựa, nhìn chung có một cái gì đó tựa như sự lắp ghép hỗn tạp của nhiều loài côn trùng khác nhau vào thành một. Đã thế, ấu trùng của chúng cũng độc đáo không kém, giống như những con tôm nước ngọt.

Tập tính sống của chúng ra sao vẫn là một sự thách đố đối với các nhà khoa học. Nếu căn cứ vào những hình in trên đá, cũng như một số tính chất rất đặc trưng của chúng, có thể phán đoán rằng chúng sống trong môi trường nước ngọt.  

Những côn trùng sống trên các cửa sông đổ ra biển nhỏ, thời kỳ địa chất đó thuộc đông bắc Braxin ngày nay. Hệ sinh thái nơi đây cực kỳ phong phú. Trong những thành tạo địa chất người ta thường xuyên gặp các con trùng hoá thạch đến mức người địa phương tự đặt tên cho chúng mà không chờ đội các nhà khoa học.

Loài côn trùng mới được xếp vào lớp Cánh cổ (Palaeoptera), mặc dù lớp này cũng chia thành 2 nhóm, hiện đang tranh cãi. Người ta đã mô tả được 21 loài có chiều dài từ 10 đến 32 mm. Nếu căn cứ vào ngoại hình thì chúng sống trong các hang ổ nhỏ, thò râu ra ngoài và trở thành vật hy sinh cho các côn trùng khác có hai chân dài phía trước ngực.

Điều thú vị là người ta tìm thấy một cá thể trưởng thành ở trong miệng một loài cá thời tiền sử (tên khoa học là Dastilbe), chứng tỏ nó bị con cá này đớp ở một khoảnh khắc, mà khoảnh khắc này - nhờ hoá thạch - đã biến thành vĩnh viễn.

Tuấn Hà