Các nhà khoa học đã phát hiện loài sên hồng khổng lồ và ốc sên ăn thịt tại một khu vực hẻo lánh ở Australia.

Cả hai loài sên hồng khổng lồ và ốc sên ăn thịt được phát hiện sống tại khu vực núi Kaputar gần thành phố Narrabri thuộc bang New South Wales của Australia. Loài sên hồng có chiều dài lên tới 20cm, trong khi, ốc sên ăn thịt tấn những con mồi ăn thực vật.

{keywords}
Loài sên hồng khổng lồ Triboniophorus graeffi.

Những người dân địa phương từ lâu đã thấy sên hồng đặc biệt sau những trận mưa lớn, nhưng các nhà phân loại học gần đây mới xác nhận loài động vật này cùng loài với loài sên tam giác đỏ, có tên khoa học là Triboniophorus graeffi.

Loài sên hồng ở xuất hiện từ thời kỳ siêu lục địa Gondwana chưa phân tách cách đây 180 triệu năm. Chúng chỉ sống trên khu vực đỉnh núi Kaputar. Một số loài sên cùng họ với chúng cũng được tìm thấy ở New Zealand và Nam Phi.

Loài sên hồng, thường trốn dưới lớp lá dưới đất trong thời gian ban ngày, nhưng thỉnh thoảng vào buổi tối chúng thường xuất hiện thành đàn hàng trăm con để ăn đất và rên trên thân cây. Trong khi đó, loài ốc ăn thịt cũng được cho là chỉ sống tại khu vực núi Kaputar và chỉ ăn thịt những loài ốc sên khác trong vùng.

{keywords}
Ốc sên ăn thịt ở vùng núi Kaputar của Australia.

Cả hai loài sên hồng khổng lồ và ốc sên ăn thịt được cho là có nguồn gốc ở phía đông Australia từng được bao phủ phần lớn bởi các khu rừng nhiệt đới. Sau khi một núi lửa phun trào cách đây khoảng 17 triệu năm, khu vực này trở nên khô cằn chỉ còn lại một số vùng nhỏ có điều kiện giống rừng nhiệt đới. Đây là những khu vực loài động vật không xương sống có thể tồn tại.

Bởi vì sên hồng và ốc sên ăn thịt là những động vật hiếm và đặc trưng của vùng núi Kaputar, nên ủy ban khoa học bang New South Wales gần đây đã quyết định đưa khu vực này vào danh sách “cộng đồng sinh thái bị nguy hiểm”.

Hà Hương (Theo Daily Mail)