Sáng
15/4, tại trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà
Nội, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã tổ chức
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011.
Đến
dự có đồng chí Nguyễn Thanh Liêm, Thành viên Hội đồng Thành viên Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch hội đồng quản trị
PVI, ông Bùi Vạn Thuận – Tổng giám đốc PVI cùng đông đảo các cổ đông,
nhà đầu tư của PVI.
Tại Đại hội, HĐQT đã trình Đại hội đồng cổ đông nhiều nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh của PVI. Trong đó có một số nội dung quan trọng như: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2011; Phương án tái cấu trúc và tăng vốn điều lệ của PVI; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của PVI.
Theo ông Bùi Vạn Thuận – Tổng giám đốc PVI, năm 2010 doanh thu của PVI đạt 4.511 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 của PVI đạt 336 tỷ đồng; chia cổ tức ở mức 15%.
Kế hoạch doanh thu năm 2011, PVI phấn đấu đạt 4.860 tỷ đồng; lợi nhuận năm 2011 dự kiến là 420 tỷ đồng.
Riêng quý I/2011, PVI đạt tổng doanh thu 1.400 tỷ đồng, hoàn thành 25,76% kế hoạch năm và đạt 111% kế hoạch quý, tăng trưởng 22,84% so với cùng kỳ năm 2010. PVI dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam về doanh thu trong quý I/2011 và dự kiến tiếp tục dẫn đầu thị trường sau quý này. Tỷ lệ bồi thường của PVI trong quý I/2011 là 18,11%, thấp hơn mức bình quân chung của nhóm các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu Việt Nam (23,11%). Doanh thu từ hệ thống bán lẻ tăng 58,6% so với cùng kỳ năm 2010. Năng lực tài chính được tái xếp hạng ở mức B+ (tốt) bởi tổ chức đánh giá năng lực hàng đầu thế giới A.M. Best.
Tại Đại hội, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT PVI, nêu rõ “HĐQT xác định sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện việc Tái cấu trúc PVI và tăng vốn điều lệ để thực hiện các kế hoạch phát triển, hướng tới mục tiêu đưa PVI trở thành định chế Bảo hiểm – Tài chính có thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế”. Còn ông Bùi Vạn Thuận, Tổng giám đốc PVI, khẳng định “hướng tới phương châm“nâng cao năng lực cạnh tranh”, “Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường”, các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm và tài chính của PVI đều phải có sự khác biệt bằng chất lượng vượt trội so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Năm 2010 vừa qua, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cùng với sự phục hồi đó, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam tăng trưởng 23,7% so với năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt 17.050 tỷ đồng. Tổng số tiền bồi thường của thị trường năm 2010 là 6.150 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường trung bình toàn thị trường là 36,4%. Một số doanh nghiệp có tỷ lệ bồi thường cao hơn mức bình quân của thị trường, từ trên 40% đến xấp xỉ 75%.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm càng thêm gay gắt, một số doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập muốn tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã đẩy mạnh việc cạnh tranh không lành mạnh thông qua hạ phí bảo hiểm dưới mức chi phí cơ bản, mở rộng phạm vi bảo hiểm, làm suy giảm hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại dẫn tới những ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra trong năm 2010, các chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với năm 2009.
Những thành quả đạt được trong năm 2010 không chỉ thể hiện ở các con số mà PVI đã hoàn thành một số công việc có ý nghĩa lớn cho sự phát triển trong tương lai. Trong năm 2010, PVI đã tăng vốn điều lệ lên 1.597 tỷ đồng bằng việc hợp tác với Quỹ Đầu tư OMAN (OIF). PVI chính thức được xếp hạng năng lực tài chính B+ (Tốt) từ tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín quốc tế A.M. Best.
Bên cạnh đó, việc ký kết các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn với Vietsovpetro, nhà máy lọc dầu Dung Quất, … thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro cho các công trình tài sản ngành dầu khí trong và ngoài nước. PVI cũng ký kết hợp đồng bảo hiểm cho dự án khai thác dầu khí tại Nga (Rusvietpetro) và hợp đồng hợp tác với Sogaz – một trong ba công ty bảo hiểm lớn nhất tại Nga.
Mở rộng hợp tác với các Tập đoàn kinh tế lớn và được chọn làm nhà bảo hiểm gốc cho chương trình ảo hiểm hàng không, các công trình thủy điện, nhiệt điện, các dự án viễn thông…
Năm 2011, PVI phấn đấu tổng doanh 4.860 tỷ đồng, lợi nhuận 420 tỷ đồng trên cơ sở thành công tăng vốn.
Tại Đại hội, HĐQT đã trình Đại hội đồng cổ đông nhiều nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh của PVI. Trong đó có một số nội dung quan trọng như: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2011; Phương án tái cấu trúc và tăng vốn điều lệ của PVI; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của PVI.
Theo ông Bùi Vạn Thuận – Tổng giám đốc PVI, năm 2010 doanh thu của PVI đạt 4.511 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 của PVI đạt 336 tỷ đồng; chia cổ tức ở mức 15%.
Kế hoạch doanh thu năm 2011, PVI phấn đấu đạt 4.860 tỷ đồng; lợi nhuận năm 2011 dự kiến là 420 tỷ đồng.
Các cổ đông thảo luận
Riêng quý I/2011, PVI đạt tổng doanh thu 1.400 tỷ đồng, hoàn thành 25,76% kế hoạch năm và đạt 111% kế hoạch quý, tăng trưởng 22,84% so với cùng kỳ năm 2010. PVI dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam về doanh thu trong quý I/2011 và dự kiến tiếp tục dẫn đầu thị trường sau quý này. Tỷ lệ bồi thường của PVI trong quý I/2011 là 18,11%, thấp hơn mức bình quân chung của nhóm các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu Việt Nam (23,11%). Doanh thu từ hệ thống bán lẻ tăng 58,6% so với cùng kỳ năm 2010. Năng lực tài chính được tái xếp hạng ở mức B+ (tốt) bởi tổ chức đánh giá năng lực hàng đầu thế giới A.M. Best.
Tại Đại hội, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT PVI, nêu rõ “HĐQT xác định sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện việc Tái cấu trúc PVI và tăng vốn điều lệ để thực hiện các kế hoạch phát triển, hướng tới mục tiêu đưa PVI trở thành định chế Bảo hiểm – Tài chính có thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế”. Còn ông Bùi Vạn Thuận, Tổng giám đốc PVI, khẳng định “hướng tới phương châm“nâng cao năng lực cạnh tranh”, “Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường”, các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm và tài chính của PVI đều phải có sự khác biệt bằng chất lượng vượt trội so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Lãnh đạo chủ chốt của PVI
Năm 2010 vừa qua, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cùng với sự phục hồi đó, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam tăng trưởng 23,7% so với năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt 17.050 tỷ đồng. Tổng số tiền bồi thường của thị trường năm 2010 là 6.150 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường trung bình toàn thị trường là 36,4%. Một số doanh nghiệp có tỷ lệ bồi thường cao hơn mức bình quân của thị trường, từ trên 40% đến xấp xỉ 75%.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm càng thêm gay gắt, một số doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập muốn tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã đẩy mạnh việc cạnh tranh không lành mạnh thông qua hạ phí bảo hiểm dưới mức chi phí cơ bản, mở rộng phạm vi bảo hiểm, làm suy giảm hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại dẫn tới những ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra trong năm 2010, các chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với năm 2009.
Những thành quả đạt được trong năm 2010 không chỉ thể hiện ở các con số mà PVI đã hoàn thành một số công việc có ý nghĩa lớn cho sự phát triển trong tương lai. Trong năm 2010, PVI đã tăng vốn điều lệ lên 1.597 tỷ đồng bằng việc hợp tác với Quỹ Đầu tư OMAN (OIF). PVI chính thức được xếp hạng năng lực tài chính B+ (Tốt) từ tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín quốc tế A.M. Best.
Bên cạnh đó, việc ký kết các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn với Vietsovpetro, nhà máy lọc dầu Dung Quất, … thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro cho các công trình tài sản ngành dầu khí trong và ngoài nước. PVI cũng ký kết hợp đồng bảo hiểm cho dự án khai thác dầu khí tại Nga (Rusvietpetro) và hợp đồng hợp tác với Sogaz – một trong ba công ty bảo hiểm lớn nhất tại Nga.
Mở rộng hợp tác với các Tập đoàn kinh tế lớn và được chọn làm nhà bảo hiểm gốc cho chương trình ảo hiểm hàng không, các công trình thủy điện, nhiệt điện, các dự án viễn thông…
Năm 2011, PVI phấn đấu tổng doanh 4.860 tỷ đồng, lợi nhuận 420 tỷ đồng trên cơ sở thành công tăng vốn.
- Đức Chính