- "Công tác quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng quyền hạn, chức vụ hoặc lợi dụng các chương trình, dự án của nhà nước để chiếm dụng, chia chác đất đai, hình thành thị trường ngầm không thể kiểm soát", một ĐBQH phát biểu trong phiên thảo luận sáng nay (10/11) về kế hoạch sử dụng đất.
Mỗi năm khoảng 70 vạn nông dân thất nghiệp
Đa số ĐBQH đều yêu cầu làm rõ câu chuyện đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất lúa bờ xôi ruộng mật thành đất công nghiệp, đất đô thị.
Theo đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi), Bộ NN&PTNT năm 2008 đã đưa ra thống kê, trong 5 năm chuyển đổi diện tích sử dụng đất hơn 366 ha đất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới khoảng 950.000 lao động và khoảng 2,5 triệu người.
Như vậy, trung bình 1 ha khi thu hồi thì có 10 nông dân bị mất việc làm. Với tốc độ trung bình 73,2 nghìn hécta đất bị thu hồi mỗi năm thì có khoảng 70 vạn nông dân thất nghiệp.
"Việc chưa hoàn thiện trong cơ chế chính sách sẽ tước đoạt quyền lợi chính đáng của người dân, vi phạm chế định sở hữu toàn dân về đất đai và kết hợp với việc không thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ đi kèm sẽ đẩy một bộ phận không nhỏ người dân ra khỏi đồng ruộng của họ dẫn đến người nông dân không nghề, không đất, không trợ cấp xã hội tất yếu sẽ bị đổi từ cuộc sống khó khăn sang cuộc sống khó khăn hơn", bà Lan nhận định.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cũng làm phép tính nhẩm về bài toán lãng phí. Chẳng hạn, thống kê 10 năm qua chuyển 270 ngàn ha đất lúa sang đất khác. Nếu chỉ tính 1/4 diện tích đất này còn bỏ trống trong 2 năm chờ hoàn thiện thủ tục thì đã giảm thu khoảng 5.400 tỷ đồng.
"Trong cơ cấu đất nông nghiệp đến năm 2020, đất lúa giảm 308.000ha còn lại 3.812.000ha, trong đó 10 năm tới giảm 114% so với 10 năm trước, đề nghị Chính phủ sử dụng đến đâu thì cắt đến đó, không thể cắt một loạt rồi để không như giai đoạn vừa rồi", ông Tiến nói.
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) phản ánh một hiện tượng lãng phí khác: nhà đầu tư tìm cách thu gom đất rồi chuyển nhượng cho các doanh nghiệp để hưởng chênh lệch. "Công tác quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng quyền hạn, chức vụ hoặc lợi dụng các chương trình, dự án của nhà nước để chiếm dụng, chia chác đất đai, hình thành thị trường ngầm không thể kiểm soát".
Giải trình rõ để yên tâm biểu quyết
Kế hoạch của Chính phủ về việc tăng dần tỷ lệ đất công nghiệp trong bối cảnh các khu đất hiện nay vẫn còn bỏ trống cũng nhận được nhiều ý kiến phản biện.
Đại biểu Lê Thị Công (Vũng Tàu) phản ánh, tình trạng hiện nay là tỉnh cần bao nhiêu đất cho loại dự án nào thì cứ thế phê duyệt chứ không quan tâm đến quy hoạch chung.
Theo đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ), vì lợi ích cục bộ nên tỉnh nào cũng đề xuất quy hoạch các dự án khu đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế tràn lan, gây ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống của nhân dân.
Ông Tiếp dẫn chứng, Quốc hội phê duyệt đất ở đô thị đến năm 2010 là 111 nghìn ha nhưng các địa phương đã lập dự án và triển khai tới 134 nghìn ha, vượt 20,72% khiến cung vượt cầu, nhiều dự án xây xong bỏ trống, bỏ hoang không có người mua gây lãng phí.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) dành trọn thời gian phân tích kế hoạch nâng quỹ đất khu công nghiệp. Theo đó, năm 2015 sẽ nâng quỹ đất lên 150 ngàn ha. Năm 2020 là 200 ngàn ha.
Ông Lịch cho rằng, có tới 90/277 khu công nghiệp đang đền bù giải tỏa. Với các cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy mới vỏn vẹn 46%.
Từ thực tế diện tích đất trống vẫn còn khá nhiều, ông Lịch đề nghị Chính phủ phải giải trình rõ bốn vấn đề.
Thứ nhất, cho tới nay với diện tích đất công nghiệp đã sử dụng trong số 100.00ha đó thì tổng đầu tư cho các ngành công nghiệp tổng vốn bao nhiêu, kế hoạch trên 1ha cần bao nhiêu vốn.
Thứ hai, giải trình rõ đến năm 2015 nếu mở thêm 50.000ha nữa thì dự kiến bao giờ lấp đầy.
Ông Lịch cho rằng, "phải giải trình rõ định lượng, chúng ta mở rộng như vậy dự kiến bao giờ lấp đầy, ngành công nghiệp gì, căn cứ vào đường hướng chiến lược 10 năm và cần bao nhiêu tiền, ngành gì chúng ta hoàn toàn có thể tính bằng định lượng. Làm rõ như vậy thì QH mới yên tâm biểu quyết. Còn nếu định tính thế này chúng tôi không yên tâm để biểu quyết một cách rộng rãi như vậy".
Ngoài ra, cần có chính sách nâng thu nhập cho nông dân trồng lúa và cho những tỉnh giữ chân ruộng làm lúa để các tỉnh này không phải "lăn tăn" chuyện xóa đất nông nghiệp để theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa.
Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất sẽ được biểu quyết vào cuối kỳ họp.
Lê Nhung - Ảnh: Minh Thăng
Mỗi năm khoảng 70 vạn nông dân thất nghiệp
Đa số ĐBQH đều yêu cầu làm rõ câu chuyện đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất lúa bờ xôi ruộng mật thành đất công nghiệp, đất đô thị.
Theo đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi), Bộ NN&PTNT năm 2008 đã đưa ra thống kê, trong 5 năm chuyển đổi diện tích sử dụng đất hơn 366 ha đất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới khoảng 950.000 lao động và khoảng 2,5 triệu người.
Như vậy, trung bình 1 ha khi thu hồi thì có 10 nông dân bị mất việc làm. Với tốc độ trung bình 73,2 nghìn hécta đất bị thu hồi mỗi năm thì có khoảng 70 vạn nông dân thất nghiệp.
"Việc chưa hoàn thiện trong cơ chế chính sách sẽ tước đoạt quyền lợi chính đáng của người dân, vi phạm chế định sở hữu toàn dân về đất đai và kết hợp với việc không thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ đi kèm sẽ đẩy một bộ phận không nhỏ người dân ra khỏi đồng ruộng của họ dẫn đến người nông dân không nghề, không đất, không trợ cấp xã hội tất yếu sẽ bị đổi từ cuộc sống khó khăn sang cuộc sống khó khăn hơn", bà Lan nhận định.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cũng làm phép tính nhẩm về bài toán lãng phí. Chẳng hạn, thống kê 10 năm qua chuyển 270 ngàn ha đất lúa sang đất khác. Nếu chỉ tính 1/4 diện tích đất này còn bỏ trống trong 2 năm chờ hoàn thiện thủ tục thì đã giảm thu khoảng 5.400 tỷ đồng.
Đại biểu Phùng Đức Tiến |
"Trong cơ cấu đất nông nghiệp đến năm 2020, đất lúa giảm 308.000ha còn lại 3.812.000ha, trong đó 10 năm tới giảm 114% so với 10 năm trước, đề nghị Chính phủ sử dụng đến đâu thì cắt đến đó, không thể cắt một loạt rồi để không như giai đoạn vừa rồi", ông Tiến nói.
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) phản ánh một hiện tượng lãng phí khác: nhà đầu tư tìm cách thu gom đất rồi chuyển nhượng cho các doanh nghiệp để hưởng chênh lệch. "Công tác quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng quyền hạn, chức vụ hoặc lợi dụng các chương trình, dự án của nhà nước để chiếm dụng, chia chác đất đai, hình thành thị trường ngầm không thể kiểm soát".
Giải trình rõ để yên tâm biểu quyết
Kế hoạch của Chính phủ về việc tăng dần tỷ lệ đất công nghiệp trong bối cảnh các khu đất hiện nay vẫn còn bỏ trống cũng nhận được nhiều ý kiến phản biện.
Đại biểu Lê Thị Công (Vũng Tàu) phản ánh, tình trạng hiện nay là tỉnh cần bao nhiêu đất cho loại dự án nào thì cứ thế phê duyệt chứ không quan tâm đến quy hoạch chung.
Theo đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ), vì lợi ích cục bộ nên tỉnh nào cũng đề xuất quy hoạch các dự án khu đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế tràn lan, gây ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống của nhân dân.
Ông Tiếp dẫn chứng, Quốc hội phê duyệt đất ở đô thị đến năm 2010 là 111 nghìn ha nhưng các địa phương đã lập dự án và triển khai tới 134 nghìn ha, vượt 20,72% khiến cung vượt cầu, nhiều dự án xây xong bỏ trống, bỏ hoang không có người mua gây lãng phí.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) dành trọn thời gian phân tích kế hoạch nâng quỹ đất khu công nghiệp. Theo đó, năm 2015 sẽ nâng quỹ đất lên 150 ngàn ha. Năm 2020 là 200 ngàn ha.
Đại biểu Trần Du Lịch |
Ông Lịch cho rằng, có tới 90/277 khu công nghiệp đang đền bù giải tỏa. Với các cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy mới vỏn vẹn 46%.
Từ thực tế diện tích đất trống vẫn còn khá nhiều, ông Lịch đề nghị Chính phủ phải giải trình rõ bốn vấn đề.
Thứ nhất, cho tới nay với diện tích đất công nghiệp đã sử dụng trong số 100.00ha đó thì tổng đầu tư cho các ngành công nghiệp tổng vốn bao nhiêu, kế hoạch trên 1ha cần bao nhiêu vốn.
Thứ hai, giải trình rõ đến năm 2015 nếu mở thêm 50.000ha nữa thì dự kiến bao giờ lấp đầy.
Ông Lịch cho rằng, "phải giải trình rõ định lượng, chúng ta mở rộng như vậy dự kiến bao giờ lấp đầy, ngành công nghiệp gì, căn cứ vào đường hướng chiến lược 10 năm và cần bao nhiêu tiền, ngành gì chúng ta hoàn toàn có thể tính bằng định lượng. Làm rõ như vậy thì QH mới yên tâm biểu quyết. Còn nếu định tính thế này chúng tôi không yên tâm để biểu quyết một cách rộng rãi như vậy".
Ngoài ra, cần có chính sách nâng thu nhập cho nông dân trồng lúa và cho những tỉnh giữ chân ruộng làm lúa để các tỉnh này không phải "lăn tăn" chuyện xóa đất nông nghiệp để theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa.
Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất sẽ được biểu quyết vào cuối kỳ họp.
Lê Nhung - Ảnh: Minh Thăng