Hội chứng đau thắt lưng (đau lưng vùng thấp)

    Đau lưng vùng thấp (Low back pain) hay còn gọi là đau cột sống thắt lưng là hội chứng thường gặp có biểu hiện đau khu trú ở vùng lưng từ đốt sống L1 đến nếp lằn mông ở một hoặc cả hai bên của cơ thể. Tại cộng đồng, với 65-80% những người lớn đều có đau cột sống thắt lưng cấp tính một vài lần trong trong cuộc đời và 10% trong số này có thể sẽ chuyển thành đau cột sống thắt lưng mạn tính.

    Mặc dù hội chứng đau thắt lưng nguồn gốc đau từ cột sống, nhưng trên thực tế lâm sàng cũng có rất nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng đau thắt lưng dưới như các bệnh về đường tiết niệu, sinh dục, các khối u trong ổ bụng …

    Vậy khi đau vùng thắt lưng là bệnh gì, sẽ có chi tiết ở bài viết bên dưới.

    Các yếu tố sau có liên quan đến nguy cơ bị đau thắt lưng cao như:

    • Bệnh liên quan đến nghề nghiệp như công nhân, dân văn phòng, ...

    • Mang thai

    • Lối sống ít vận động

    • Thể lực yếu

    • Càng lớn tuổi

    • Béo phì và thừa cân

    • Hút thuốc lá

    • Tập thể dục hoặc làm việc nặng, đặc biệt làm việc nặng nhưng thực hiện không đúng cách, đúng quy trình

    • Yếu tố di truyền

    • Tiền sử bệnh tật như viêm khớp và ung thư

    • Đau lưng dưới cũng có xu hướng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới do liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố.

    • Căng thẳng, lo lắng và rối loạn tâm trạng cũng có liên quan đến đau lưng.

    Cấu tạo của lưng bao gồm các cấu trúc phức tạp gồm cơ, dây chằng, gân, đĩa đệm và xương, hoạt động cùng nhau để hỗ trợ cơ thể và cho phép chúng ta di chuyển xung quanh. Các đoạn của cột sống được lót bằng các miếng đệm giống như sụn gọi là đĩa đệm. Nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề nào với các thành phần trong số này có thể dẫn đến đau lưng, tuy nhiên trong một số trường hợp đau lưng nhưng không tìm thấy nguyên nhân hoặc nguyên nhân chưa rõ ràng.

    Căng cơ

    Đau lưng thường bắt nguồn từ căng thẳng hoặc chấn thương. Nguyên nhân thường gặp của đau lưng là:

    • Căng cơ hoặc dây chằng

    • Co thắt cơ bắp

    • Căng cơ

    • Đĩa sụn bị hỏng

    • Chấn thương, gãy xương hoặc ngã

    Các hoạt động có thể dẫn đến căng cơ hoặc co thắt bao gồm:

    • Nâng vật không đúng cách

    • Nâng vật quá nặng

    Vấn đề cấu trúc giải phẫu của lưng như:

    • Vỡ đĩa sụn: Giữa hai đốt  cột sống được lót bởi các đĩa sụn. Nếu đĩa sụn vỡ sẽ có thể gây chèn ép lên dây thần kinh, dẫn đến đau lưng.

    • Phình lồi đĩa đệm cũng dẫn đến gây áp lực lên dây thần kinh.

    • Đau thần kinh tọa

    • Viêm khớp: Viêm xương khớp có thể gây ra các vấn đề với khớp ở hông, lưng dưới và những nơi khác. Trong một số trường hợp, không gian xung quanh tủy sống bị thu hẹp.

    • Cột sống cong bất thường như vẹo cột sống,...

    • Loãng xương khiến xương trở nên giòn và xốp

    • Sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận cũng gây đau lưng.

    Đau lưng cũng có thể là hậu quả của một số hoạt động hàng ngày hoặc tư thế xấu, như:

    • Tư thế ngồi làm việc sai

    • Xoắn vặn lưng

    • Căng cơ

    • Đẩy, kéo, nâng hoặc mang một vật gì đó quá nặng hoặc sai tư thế

    • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài

    • Căng cổ hướng về phía trước trong một thời gian dài như khi lái xe hoặc sử dụng máy tính

    • Lái xe đường dài nhưng nghỉ ngơi không đủ

    Một số bệnh lý khác

    • Hội chứng Equina Cauda

    • Ung thư cột sống

    • Nhiễm trùng cột sống

    • Bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng bàng quang hoặc thận cũng có thể dẫn đến đau lưng.

    • Rối loạn giấc ngủ

    • Bệnh zona

    Các vấn đề về lưng có thể gây đau do các bộ phận khác của cơ thể và tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cơn đau thường biến mất mà không cần điều trị, nhưng nếu xảy ra với các triệu chứng sau đây, người bệnh nên đi khám bác sĩ, như:

    • Giảm cân

    • Sốt

    • Viêm hoặc sưng ở lưng

    • Đau thắt lưng sau dai dẳng, nằm hoặc nghỉ ngơi nhưng không đỡ

    • Đau lan xuống chân

    • Đau đến dưới đầu gối

    • Gần đây bị chấn thương ở lưng

    • Tiểu tiện không tự chủ

    • Khó đi tiểu

    • Tê quanh bộ phận sinh dục

    • Tê quanh hậu môn

    • Tê quanh mông

    Đau thắt lưng cả tháng trời, người đàn ông trẻ ở Hà Nội phát hiện bệnh rất hiếm

    Suốt 1 tháng, anh T. 35 tuổi ở Hà Nội bỗng thấy đau vùng thắt lưng phải, điều trị không khỏi hẳn. Mỗi khi gắng sức, ho rặn, anh càng đau và xuất hiện khối ở vùng này.