Đổi thay từ thôn, bản

Bản Bơn, xã Mường Mìn, huyện vùng cao biên giới Quan Hóa 5 năm trước còn là một bản khó khăn nhất của xã. Đường giao thông nông thôn 100% là đường đất, mưa xuống mặt đường trơn trượt. Vệ sinh môi trường không được người dân quan tâm nên vốn đã nghèo càng thêm khó.

{keywords}
Thanh Hóa đổi thay từ thôn, bản

Năm 2013, tỉnh Thanh Hóa ban hành bộ tiêu chí thôn, bản NTM và chỉ đạo tổ chức triển khai. Bản Bơn lúc bấy giờ được chọn làm điểm của tỉnh.

Thời điểm được chọn để xây dựng NTM, bản thân cán bộ thôn, xã cũng chưa định hình được NTM là như thế nào, phải tuyên truyền cho nhân dân ra sao.

Ông Lương Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Mường Mình nhớ lại, trong ngày hội Đại đoàn kết, người dân tổ chức giao lưu văn nghệ với nhau, ông đúc kết ra kinh nghiệm để giải thích cho nhân dân rằng NTM là từ những cái cụ thể, đường giao thông sạch sẽ, đời sống vật chất, tinh thần người dân tăng lên.... tất cả gắn liền với quyền lợi của dân.

Ông tâm sự, cũng chỉ biết giải thích với bà con NTM là như thế. Ngôn từ mộc mạc nên người dân hiểu được, chính vì vậy họ hăng hái chung tay cùng nhau xây dựng NTM.

Năm 2015 bản Bơn được công nhận hoàn thành NTM. Đến nay đã là bản NTM kiểu mẫu. Từ khi được công nhận, diện mạo thôn bản đã thay đổi rõ rệt. Tất cả các ngõ của bản đều được bê tông hóa, vệ sinh môi trường được nâng lên. Đường làng, ngõ xóm, sân vườn, nhà vệ sinh sạch sẽ.

Không chỉ vậy, thu nhập của người dân tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người trong bản hiện đạt 36 triệu đồng/người/năm, không còn hộ nghèo nào. Xã Mường Mìn có 5 bản, đến nay tất cả đã hoàn thành NTM.

{keywords}
Đường làng, ngõ xóm sạch sẽ ở khắp mọi nơi

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cho biết, hơn 5 năm qua, người dân được sống trong môi trường trong sạch. Đều đặn hàng tuần vào thứ 3 và thứ 7 người dân lại ra dọn vệ sinh tập thể giữ cho “nhà sạch – ngõ đẹp” như một nét văn hóa.

Cuối năm 2013, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện xây dựng NTM cấp thôn, bản, với phương châm có nhiều thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM sẽ có xã miền núi đạt chuẩn NTM.

{keywords}
Đường giao thông được trồng hoa ven đường

Việc thực hiện xây dựng NTM cấp thôn bản, đã giúp người dân khu vực miền núi phát huy vai trò chủ thể, không trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước. Các thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM đã góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM ở cấp xã. Từ đó, kinh tế nông thôn sẽ có bước phát triển tốt, thu nhập và đời sống của nhân dân nâng lên. 

Nhiều cách làm sáng tạo

Ngay từ khi triển khai, tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng NTM. Xem phát triển nông nghiệp là cơ sở, tiền đề để xây dựng NTM bền vững. Chính vì vậy, trong gần 10 năm qua tỉnh đã đưa Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM là một trong 5 chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội của tỉnh để tập trung thực hiện.

Với phương châm xây dựng NTM phải gắn với xây dựng con người kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu, cơ quan, đơn vị kiểu mẫu, thôn, làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu. Thanh Hóa đã ban hành bộ tiêu chí kiểu mẫu.

{keywords}
Thôn bản đạt chuẩn NTM, đời sống vật chất, tinh thần người dân tăng lên

Trong khi chưa có hướng dẫn của Trung ương, Thanh Hóa đã chủ động ban hành hướng dẫn làm cơ sở triển khai xây dựng quy hoạch 3 trong 1. Ban hành quy trình đánh giá mức độ đạt được từng tiêu chí và đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM. Quy định việc lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng NTM.

Việc ban hành bộ tiêu chí thôn bản NTM giúp các địa phương miền núi đặc biệt khó khăn sớm có kết quả trong xây dựng NTM, được Trung ương đánh giá cao và chỉ đạo triển khai toàn quốc.

Ngoài những cách làm hay của tỉnh, ở cấp huyện, xã cũng có những cách làm sáng tạo. Huyện miền núi Lang Chánh đã có 2 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đang phấn đấu về đích trong năm tới; 37 thôn, bản đạt NTM (trong đó có 2 bản kiểu mẫu).

{keywords}
Cách làm NTM sáng tạo, Thanh Hóa được Trung ương lấy làm mô hình nhân rộng cả nước

Thời gian đầu, nhận thức của người dân còn hạn chế, trông chờ, ỉ lại. Ban Chỉ đạo NTM huyện thống nhất phương châm tất cả “dồn lực” giúp đỡ cho một xã, thôn bản về đích bằng cách các xã, đoàn thể trong huyện đến tận nơi giúp đỡ, dọn dẹp vệ sinh vườn nhà, làm tường rào… Từ đó, người dân tự nhận thức được. 

Lấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược

Giai đoạn 2021 - 2025 Thanh Hóa đề ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 17 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã trở lên, 65% số thôn, bản miền núi trở lên đạt chuẩn NTM (trong đó có 4 huyện trở lên và 40% số xã trở lên đạt chuẩn NTM nâng cao; 10% số xã trở lên và 10% số thôn, bản trở lên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu); bình quân toàn tỉnh đạt 18,6 tiêu chí/xã trở lên.

{keywords}
Chăm sóc hoa ven đường, dọn dẹp vệ sinh môi trường ở thôn bản trở thành một nén văn hóa

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa chia sẻ, để đạt được mục tiêu trên, Thanh Hóa đã quán triệt quan điểm, “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược; xây dựng NTM là căn bản; tái cơ cấu ngành nông nghiệp là then chốt; người nông dân là chủ thể”. Xây dựng NTM phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chú trọng xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất.

{keywords}
Mô hình nhà sạch, vườn đẹp tại các thôn bản NTM

Tại phiên thảo luận của Quốc Hội ngày 22/10/2021 về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho Thanh Hóa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu rõ: “Đối với Thanh Hóa, sinh thời, Bác Hồ đã nhiều lần vào thăm Thanh Hóa, Người nói “Thanh Hóa đất rộng, người đông, của cải nhiều chỉ thiếu sự điều khiển, sắp đặt”.

“Năm 2020, Thanh Hóa đã được Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 58 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mới nhất, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Đây là những dấu mốc rất quan trọng, mở đường cho Thanh Hóa phát triển trở thành một cực tăng trưởng mới trong tứ giác phát triển ở khu vực phía Bắc của Tổ quốc”, ông Hưng cho biết.

Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 8 đơn vị cấp huyện, 333 xã, 891 thôn, bản (trong đó có 718 thôn bản miền núi) đạt chuẩn NTM; 33 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã, 93 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, bình quân toàn tỉnh đạt 17,57 tiêu chí/xã. Dự kiến cuối năm nay, Thanh Hóa sẽ có thêm 3 đơn vị cấp huyện; 3 xã, 24 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Lê Dương

Để nông thôn là nơi đáng sống, đáng tìm đến và nơi quay về

Để nông thôn là nơi đáng sống, đáng tìm đến và nơi quay về

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết mục tiêu cuối cùng của chương trình xây dựng nông thôn mới làm sao để nông thôn là nơi đáng sống, nơi đáng tìm đến và nơi quay về.