Hậu quả của việc ồ ạt cấp phép, nhiều bãi biển đẹp tại Huế, Đà Nẵng hay Nha Trang, Phan Thiết đang bị băm nát bởi những dự án. Khi những dự án ngừng trện, bãi biển đã bị hoang hóa bởi những khối bê tông dang dở.

Bãi biển bị xâm hại

Năm năm trở lại đây, nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng dọc theo bờ biển Việt Nam đang gia tăng đáng kể. Với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế và cơ sở hạ tầng giao thông từng bước được nâng cấp, những vùng biển đẹp như Hạ Long, Cát Bà, Đà Nẵng hay Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu đang dần trở thành thiên đường cho các khu biệt thự nghỉ dưỡng.

Tại miền Trung, không ít dự án mà phần biệt thự đã đầu tư dang dở, ngổn ngang bê tông nhưng chắc hẳn chúng cứ nằm khiêm nhường như thế một khoảng thời gian dài nữa.

Bởi vì chủ đầu tư đang tạm dừng cuộc chơi của họ ở đấy để đi tìm các đối tác khác thay họ đói vốn thực hiện tiếp những phần hạ tầng, dịch vụ liên quan khác mà trước khi đặt bút ký hợp đồng mua nhà, chủ đầu tư không tiếc sức quảng bá các tiện ích cao cấp đó.

{keywords}

Hàng chục km thuộc vùng bờ biển Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang bị "băm nát" bởi các dự án thi công dở dang. Nhìn cảnh ngổn ngang này, người dân và du khách rất ái ngại mỗi khi đến tham quan, nghỉ dưỡng ở đây.

Nhiều năm qua, hàng trăm hecta bãi biển chạy dọc tuyến đường Ngũ Hành Sơn - Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) đã bị hàng chục dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng, resort… “xí phần”. Không ít dự án “treo” 3-4 năm nay nhưng vẫn dựng hàng rào chiếm đất, bịt lối ra biển của ngư dân và du khách.

Tương tự như vậy, từ ngày du lịch phát triển mạnh, hàng loạt dự án resort được cấp phép ở Mũi Né. Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né hiện có hàng trăm resort dày ken nhau, khóa kín mặt biển. Ở Nha Trang, trong một thời gian không dài, nhưng hàng trăm công trình đã được xây dựng, khiến bãi biển này ngày bị che khuất. Nhiều người phàn nàn việc xuất hiện nhiều nhà hàng phía Đông đường Trần Phú, chiếm không gian vốn rất hẹp ở đây, che lấp tầm nhìn ra biển…

Cách đây không lâu, một tạp chí du lịch quốc tế đã đánh tụt hạng bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa) và Mũi Né (Bình Thuận) vào nhóm cuối bảng xết hạng trong 99 bãi biển đẹp nhất thế giới.

Dư thừa quá nhiều

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng dưỡng liên tục nóng lên trong thời gian qua. Hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã được khởi công và chào bán tại nhiều thành phố ven biển. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng sự ồ ạt đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng hiện tại đang theo hình thức phong trào. Chính vì thế, dẫn tới hậu quả của việc nguồn cung dư thừa trong khi đó sức mua của phân khúc này lại bị giới hạn.

Đơn cử, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng thừa cung sau một thời gian tăng trưởng nóng. Giai đoạn 2008 - 2010, Đà Nẵng chứng kiến sự ra mắt của hàng loạt dự án căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng rao bán với mức giá trên dưới 1 triệu USD/căn.

{keywords}

Hầu hết các chủ đầu tư ở Đà Nẵng đều tập trung phát triển những dự án nghỉ dưỡng hạng sang có giá bán trên 10 tỉ đồng/biệt thự hoặc trên 3 tỉ đồng/căn hộ. Nhưng từ năm 2011 đến nay, các dự án đều ghi nhận mức giảm giá trung bình 20 - 40% so với thời kỳ đỉnh cao, trong khi giao dịch vô cùng thưa thớt.

Tốc độ bán hàng thời gian qua của các dự án là khá chậm, một chủ đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng ven biển cho hay, từ đầu năm mới bán được 4 căn, và 5 căn chuyển nhượng lại của khách hàng. Còn theo đại diện của một chủ đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng cách đó không xa, họ mới chỉ bán được số lượng biệt thự ít ỏi sau nhiều lần chào bán.

Chính vì thế, để tồn tại, bản thân nhiều chủ đầu tư dự án cũng phải tìm cách xoay sở thay vì giá triệu đô đã buộc phải chuyển sang mức giá mềm để kiếm khách. Đà Nẵng đã xuất hiện những loại hình căn hộ nghỉ dưỡng 40-50 m2 loại 4 sao có giá bán trên 1 tỉ đồng.

Trong khi đó, không ít khách hàng ngày càng tỏ ra nghi ngờ hơn về giá trị thực của những căn hộ, biệt thự, thậm chí đã phải rao bán cắt lỗ” các lô đất nền ven biển, nhưng có rất ít giao dịch thành công. Tình trạng thanh khoản thấp, khiến nhà đầu tư có nguy cơ bị chôn vốn vào bất động sản tại Đà Nẵng là rất cao.

Theo ông đánh giá của một chuyên gia BĐS du lịch, nếu xem lại các báo cáo và nhận định của năm 2007-2008 hoặc trước đó 2006 sẽ thấy các nhận định bi đát về việc thiếu phòng, các cơ sở du lịch có tiêu chuẩn tại Việt Nam. Giờ này, khủng hoảng tác động, mọi thứ sụt giảm thì lại có nhận định ngược lại là cung vượt cầu. Xét trong bối cảnh nhận định thì cũng đúng thôi. Hiện nay do chưa có sổ liệu thống kê cụ thể cả nước và chưa có qui hoạch cụ thể cả nước đồng bộ cho lĩnh vực BĐS du lịch nên sẽ luôn có nhiều nhận định chủ quan.

Vị chuyên gia này đưa ra lời khuyên với nhà đầu tư trước khi quyết định phát triển dự án nên nghiên cứu kỹ thời điểm, địa điểm, mô hình sản phẩm, tình hình cung cầu, thị trường mục tiêu,…như thế sẽ giảm được rủi ro.

D.Anh