Việc phát hiện hài cốt của những người cổ sống ở Mehico đã gây mối nghi ngờ học thuyết cố điển về sự định cư của những người di dân sang châu Mỹ.
Theo một thuyết đã được thừa nhận rộng rãi, vào cuối kỷ Băng hà, tức 13 nghìn năm trước, những người Âu-Ấ (Euro-Asian) dã đến định cư tại lục địa Mỹ. Vào thời kỳ này tại vị trí của eo biển Bering ngày nay có một con đường bộ chạy ngang qua và những người Đông bắc Á đã có một cuộc di cư lớn tới lãnh thổ Alaska.
Sau đó họ chuyển dần xuống phía nam, con cháu của những người di cư đầu tiên sống rải rác tại Bắc và Nam Mỹ. Những thổ dân da đỏ hiện nay vẫn giữ nét mongoloid của tổ tiên mình và là họ hàng xa với người Inuit và Tchukhotca ở vùng Viễn đông.
Song vào năm ngoái, người ta đã tìm thấy hoá thạch của người hang động trên lãnh thổ của bang Oregon, và việc xác định niên đại chứng minh rằng những di tích này còn lâu đời hơn vài nghìn năm so với di vật tìm được.
Theo quan điểm khảo cổ, chênh lệch vài nghìn năm không phải là lớn, thế nhưng lại gây ra những ấn tượng rất mạnh vì theo lịch sử ngành địa chất vào thời kỳ này chưa xuất hiện con đường bộ giữa lục địa Âu-Á và châu Mỹ.
Những hài cốt mới tìm thêm được tại bán đảo Yukatan ở Mehico là dẫn chứng bổ sung thứ hai để thuyết phục những người còn hoài nghi. Các nhà khoa học tại Viện nhân chùng học quốc gia Mehico đã từ xương mặt, phục hiện lại chân dung cụ thể thì thấy đó là diện mạo của một phụ nữ, sống tại đây 10 nghìn năm về trước. Người phụ nữ này không giống những người Bắc Á mà phân tích về mặt nhân chủng học lại hoàn toàn giống với người Đông Nam Á, nhưng người ở phía Nam Trung Quốc và người Việt Nam.
Để giải thích sự có mặt của tổ tiên những người da đỏ ở bang Oregon, người ta buộc phải thừa nhận họ đã đến đây bằng đường biển. Từ Tchukotka đến Alasca đi bằng thuyền chẳng mất bao nhiêu thời gian vì chính những người Tchukotka ngày nay vẫn thường làm điều này trên những con thuyền gỗ, chèo tay, thậm chí dưới thời xô viết người dân vẫn vượt biên như vậy để tránh các đồn biên phòng.
Câu hỏi khó trả lời hơn là, vì lý do gì và bằng cách nào, những người Trung Quốc từ vùng Hồng kông ngày nay lại đến Tchukotka, để trở thành những người di dân đầu tiên. Các nhà khảo cổ phải tìm thêm chứng cớ mới lý giải được những điều này một cách thuyết phục.
T.H. (Theo Izvestia)
Theo một thuyết đã được thừa nhận rộng rãi, vào cuối kỷ Băng hà, tức 13 nghìn năm trước, những người Âu-Ấ (Euro-Asian) dã đến định cư tại lục địa Mỹ. Vào thời kỳ này tại vị trí của eo biển Bering ngày nay có một con đường bộ chạy ngang qua và những người Đông bắc Á đã có một cuộc di cư lớn tới lãnh thổ Alaska.
Người Trung Quốc có thể là tổ tiên của những người châu Mỹ. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Sau đó họ chuyển dần xuống phía nam, con cháu của những người di cư đầu tiên sống rải rác tại Bắc và Nam Mỹ. Những thổ dân da đỏ hiện nay vẫn giữ nét mongoloid của tổ tiên mình và là họ hàng xa với người Inuit và Tchukhotca ở vùng Viễn đông.
Song vào năm ngoái, người ta đã tìm thấy hoá thạch của người hang động trên lãnh thổ của bang Oregon, và việc xác định niên đại chứng minh rằng những di tích này còn lâu đời hơn vài nghìn năm so với di vật tìm được.
Theo quan điểm khảo cổ, chênh lệch vài nghìn năm không phải là lớn, thế nhưng lại gây ra những ấn tượng rất mạnh vì theo lịch sử ngành địa chất vào thời kỳ này chưa xuất hiện con đường bộ giữa lục địa Âu-Á và châu Mỹ.
Những hài cốt mới tìm thêm được tại bán đảo Yukatan ở Mehico là dẫn chứng bổ sung thứ hai để thuyết phục những người còn hoài nghi. Các nhà khoa học tại Viện nhân chùng học quốc gia Mehico đã từ xương mặt, phục hiện lại chân dung cụ thể thì thấy đó là diện mạo của một phụ nữ, sống tại đây 10 nghìn năm về trước. Người phụ nữ này không giống những người Bắc Á mà phân tích về mặt nhân chủng học lại hoàn toàn giống với người Đông Nam Á, nhưng người ở phía Nam Trung Quốc và người Việt Nam.
Để giải thích sự có mặt của tổ tiên những người da đỏ ở bang Oregon, người ta buộc phải thừa nhận họ đã đến đây bằng đường biển. Từ Tchukotka đến Alasca đi bằng thuyền chẳng mất bao nhiêu thời gian vì chính những người Tchukotka ngày nay vẫn thường làm điều này trên những con thuyền gỗ, chèo tay, thậm chí dưới thời xô viết người dân vẫn vượt biên như vậy để tránh các đồn biên phòng.
Câu hỏi khó trả lời hơn là, vì lý do gì và bằng cách nào, những người Trung Quốc từ vùng Hồng kông ngày nay lại đến Tchukotka, để trở thành những người di dân đầu tiên. Các nhà khảo cổ phải tìm thêm chứng cớ mới lý giải được những điều này một cách thuyết phục.
T.H. (Theo Izvestia)