Dịp đầu xuân mới, thịnh vượng. Báo Dân Trí xin trích đăng cuộc trò chuyện, trao đổi với nữ chuyên gia.

- Phóng viên: Thưa bà, nhiều năm làm việc trên cương vị tư vấn độc lập cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế, năm 2020 đi qua và bước sang năm 2021, bà có những nhận định gì về cơ hội, thách thức lớn của Việt Nam?

- Đúng là đại dịch Covid-19 tác động lớn đến thế giới và Việt Nam, nó làm thay đổi toàn bộ khái niệm, học thuyết và vận hành lối cũ cho nền kinh tế. Thực tế, đại dịch chưa qua đi và hiện nó đang có khả năng đe dọa nền kinh tế Việt Nam là rất rõ rệt. Ngay ở các nước lớn, nơi có tiền lực kinh tế hàng đầu, các đợt tái bùng phát Covid-19 với chủng mới đã và đang làm tình hình trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 1

Thành quả lớn thứ 2 của Việt Nam là chúng ta tăng trưởng dương mặc dù thấp so với kế hoạch, đạt hơn 2,91%. Tuy nhiên, đây là thành quả tốt so với nhiều nước khác, nhất là so với điều kiện bản thân mình.

Tuy nhiên, nếu đem câu chuyện tăng trưởng để nói về thành công của Việt Nam so với nước khác, tôi không tán thành bởi những nước khác bị Covid-19 rất nhiều, ảnh hưởng tới kinh tế rất lớn. Còn Việt Nam bị tác động Covid-19 nói chung là ít hơn các nước, nhưng tác động kinh tế rất lớn so với mình hình dung. 

Nền kinh tế còn lệ thuộc quá nhiều vào 1 số thị trường bên ngoài (rõ nhất thị trường nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN), đầu tư nước ngoài; chiều về xuất khẩu phụ thuộc Trung Quốc, một loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu thì 70% là sang Trung Quốc. 

Lẽ ra chỉ hơn 1.000 bệnh nhân, chi phí y tế không nhiều thì không tác động nhiều tới kinh tế, điều đó cho thấy hệ quả của những năm trước dồn lại là rất lớn vì mô hình phát triển của Việt Nam không ổn. 

Bên cạnh đó, mức độ phụ thuộc vào Mỹ ngày càng lớn và rủi ro, lớn, minh chứng là cuối năm 2020, Mỹ từng đưa chuyện thao túng tiền tệ để cánh báo Việt Nam. Việc này có từ cách đó hơn 1 năm giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng, phía Mỹ nghi ngờ nhiều mặt hàng xuất khẩu củ Việt Nam bị Trung Quốc lợi dụng thay đổi xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc để hưởng thuế ưu đãi. 

Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 2

Ngoài ra, yếu kém nội tại của Việt Nam hiện vẫn nằm ở sự phụ thuộc FDI quá lớn, ngay khi doanh nghiệp FDI khó khăn, nền kih tế chịu tổn thương, trong khi mà FDI phần lớn là sử dụng Việt Nam làm điểm gia công hàng hóa, cầu xuất khẩu do tự doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chỉ chiếm chưa đến 30%, còn 72% giá trị xuất khẩu vẫn thuộc về FDI nên Việt Nam chịu rủi ro, khó khăn. '

- Nói về khu vực FDI, Việt Nam được xem là thành công nhất trong thu hút vốn ngoại và biến nó thành động lực phát triển. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ huy động tốt mà chưa đưa vốn ngoại vào phát triển hiệu quả, nền kinh tế sớm bộc lộ hạn chế, yếu kém, chia rẽ do vốn FDI, bà có quan điểm gì về vấn đề này?

- Người ta vẫn nói Việt Nam nguy cơ trở thành nền kinh tế rỗng ruột khi FDI rút chân đi, điều này rất đúng bởi loại bỏ FDI, chúng ta còn có những gì làm trụ cột quốc gia.

Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 3
 
Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 4
 

Mô hình và cách thức đầu tư nước ngoài chưa thay đổi, họ vẫn dựa vào Việt Nam như là nơi tận dụng nhân công giá rẻ để xuất khẩu, sử dụng công nghệ thấp nên giá trị gia tăng thấp...

Tất cả nhân tố thấp ở Việt Nam vẫn được duy trì, coi như thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam còn định kéo dài đến bao giờ tình trạng này mà không thay đổi? 

Trong khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là cơ hội Việt Nam chuyển mình, tiếp nhận đầu tư từ các nước châu Âu vào công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao để tự chủ chuỗi cung ứng. Đến khi Covid-19 xuất hiện, nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp của họ chuyển khỏi Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) cũng có nhu cầu tìm kiếm chuỗi cung ứng mới. Việt Nam và Singaporer có cơ hội này nhưng Singapore không có FTA với châu Âu, Singapore cũng không phải cứ điểm sản xuất nên Việt Nam gần như rơi vào vị trí tốt nhất để lựa chọn, nhưng Việt Nam chưa làm được gì nhiều để chuẩn bị lôi cuốn được nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam.

Các nhà đầu tư châu Âu vẫn nói so với nước khác thì Việt Nam vẫn chưa đạt chuẩn để chuyển vốn vào, thiếu hụt nguồn nhân công làm công nghệ cao, Việt Nam mới chỉ sẵn sàng làm khâu lắp ráp cuối cùng còn sản phẩm tinh hoa, trung gian khác thì Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng. Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa sẵn sàng có đội ngũ kỹ sư, quản trị hiện đại như các nước phát triển.

Về quy mô doanh nghiệp, Việt Nam còn có nhiều doanh nghiệp cỡ nhỏ, thiếu doanh nghiệp tầm trung để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Trong khi đó, các đại gia lớn lại đi theo con đường riêng của họ, chủ yếu hướng vào bất động sản chứ chưa nhiều doanh nghiệp quan tâm, mặn mà làm công nghiệp hỗ trợ. Nói chúng, chúng ta thiếu các nền tảng cho công nghiệp hiện đại.

Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 5

Mọi người trông chờ vào thời gian tới chúng ta có đột phá hơn trước, bộ máy quản lý hành chính của Việt Nam hơn ai hết phải thấy quý ở cơ hội gắn với thời gian, phải biết là không cơ hội nào chờ mình mà phải tự nắm lấy, đi vào xu thế của thế giới. Năm 2021, kinh tế toàn cầu sẽ còn khó khăn, nhưng đấy là thời gian người ta chuẩn bị tối đa phục hồi nền kinh tế, lúc nào Covid-19 đỡ thì phải bắt tay vào ngay. 

- Nếu gạch đầu dòng những nhiệm vụ phát triển đất nước trong năm 2021, bà đề cao nhiệm vụ nào nhất và theo bà Việt Nam phải làm gì để có thể hiện thực hóa mục tiêu, triển vọng đưa đất nước hùng cường, phát triển như mục tiêu 2045 trở thành nước giàu? 

- Đầu tiên phải nhấn mạnh đến đầu tư công, không nên để như năm 2020, trong 6 tháng đầu năm không giải ngân được, bức bách quá mới đẩy mạnh vào cuối năm, giải ngân ồ ạt.

Việc chuyển vốn đầu tư công vào các dự án này cũng tốt song nó khiến triệt tiêu các động lực kinh tế khác, loại bỏ cơ hội tham gia các dự án lớn của doanh nghiệp trong nước, mất đi cơ hội kích cầu cho xã hội.

Thứ 2 là chất lượng cải thiện nền kinh tế đến đâu là chưa rõ. Đáng lẽ, bối cảnh Covid-19, Nhà nước khó khăn thì nên để doanh nghiệp tư nhân đứng ra làm, Nhà nước dùng đầu tư của mình làm cái khác hoặc chỉ sử dụng vốn của mình một phần thôi, không được lạm dụng để đặt điều kiện quá cao, hợp tác công - tư, tạo môi trường trưởng thành cho doanh nghiệp Việt.

Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 6
 
Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 7
 
Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 8
 

Năm 2020 là năm thế giới bắt đầu xu hướng tái cấu trúc lại nền kinh tế, Việt Nam cũng có thời cơ để tái cấu trúc nhưng vẫn chưa làm gì được, vẫn bỏ qua cơ hội. 

Năm 2021, theo tôi phải đặt cao giải ngân hiệu quả, chất lương đầu tư công, khu vực tư nhân và nâng chất lượng FDI bằng các việc làm, chiến lược cụ thể. Ví dụ, đẩy mạnh đầu tư công bằng việc hướng vào chất lượng, cần loại bỏ bớt các dự án trụ sở, tượng đài, giảm bớt sự tham gia nhà nước, tăng cường PPP.

Khu vực tư nhân thì cần tập trung thúc đẩy hình thành doanh nghiệp tầm trung, chứ không chỉ nên tập trung ưu tiên cho doanh nghiệp cỡ lớn không như hiện nay. 

Chúng ta hình dung ra hình ảnh, mấy con sếu đầu đàn bay tít lên cao, trong khi đàn chim sẻ ở dưới đất loay hoay với những lo lắng cũ kỹ, vậy thử hỏi nền kinh tế bao giờ mới cất cánh và lớn mạnh thế nào được? Không thể cất cánh nền kinh tế bằng bất động sản được.

Năm 2020, chúng ta thấy một loạt doanh nghiệp cỡ trung bán mình cho nước ngoài hay mang vốn ra nước ngoài đầu tư. Họ quyết định ra đi rất nhanh, dù mất công sức 20-30 năm gây dựng tại Việt Nam. Trong khi đó tại Việt Nam, cách thức duy trì sản xuất của nhiều doanh nghiệp lớn vẫn là quan hệ thân hữu, còn lại đa số là doanh nghiệp quy mô nhỏ li ti, nền kinh tế hổng ở giữa.

- Chúng ta có kinh nghiệm của 30 năm thu hút FDI, nhưng bước sang giai đoạn mới, thực hiện mục tiêu mới, chắc chắn Việt Nam phải tái cơ cấu, "lái" FDI phục vụ mục tiêu chiến lược của mình?

- Thực tế đã cho thấy, khu vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đang là ngành kinh tế cao, hướng vào xuất khẩu, chiếm giá trị xuất khẩu lớn, có công nghệ cao hơn và thoát ly khỏi nền kinh tế. Còn khu vực doanh nghiệp Việt vẫn đi theo cách riêng, chưa vào được chuỗi giá trị tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI lớn.

Lấy ví dụ ở sự thành công của Hàn Quốc. Cách làm của tổng thống Park Chung Hee đưa đất nước phát triển theo các riêng, họ học hỏi Nhật Bản - Mỹ - Đức và vận dụng để phát triển các doanh nghiệp thân tộc, chứ không mời FDI vào vội mà sau khi doanh nghiệp nội có tiềm lực, họ mới vào để lấy làm đối sánh với nhau.

Hàn Quốc xem những gì tiên tiến nhất ở các nơi, xem nó phù hợp nhất với đất nước thì đem về nên thành ra cái gì Hàn Quốc cũng chọn 3 công ty để làm hình mẫu. Ngành ô tô, Hàn Quốc cũng lập ba công ty lớn, sau đó cạnh tranh nhau thì dần tìm ra được cái gì ưu, nhược điểm của nhau để có thể dung hòa nhau.

Chủ trương quan trọng nhất của ông ấy là học xong về làm lấy, vay thì có thể vay nhưg không đưa nước ngoài vào. Mình yếu, mình nhỏ thì vào họ khống chế hết, khi nào mình đủ trình độ tiếp nhận công nghệ thì mới có lợi cho mình, chứ mình yếu thì họ vào có lợi, họ chèn doanh nghiệp mình không thể lớn được.

- Gần đây, chúng ta có khu vực doanh nghiệp tư nhân khá lớn, có một số là đại doanh nghiệp đi theo hướng riêng của mình. Theo bà, thời gian tới, Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều hơn những đại doanh nghiệp như vậy và chúng ta cần làm gì để điều này trở thành xu hướng, nở rộ trong tương lai?

- Theo tôi, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lớn lên là tự thân của họ, nếu có hỗ trợ cũng chỉ là cơ chế chính sách, không có nhiều biệt đãi. Về cơ bản, các đại doanh nghiệp vẫn tự tìm cho họ mối quan hệ, tự xoay sở, từ đấy khôn lên biết lựa chọn để phát triển.

Nhiều doanh nghiệp ban đầu cũng dựa vào đất đai, bất động sản, nhưng rất may là sau đó nhiều ông lớn đã chuyển hướng sang sản xuất công nghệ đủ sức mạnh để đi vào công nghệ lõi.

Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 9
 
Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 10
 
Tôi lo cho những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, mấy tuổi có xe hơi! - 11
 

Trong khi tất cả cơ hội kinh doanh trong sản xuất công nghiệp, thương mại có giá trị gia tăng cao lại thuộc về các doanh nghiệp Nhà nước hoặc khu vực FDI làm hết. Mảng còn lại để doanh nghiệp Việt làm là nông nghiệp lại rất khó làm, chả ai muốn cả, khó nhằn nhất vì đất đai phân tán, nông dân làm ăn manh mún, rủi ro thiên tai, dịch bệnh thường trực và lợi nhuận thấp. 

Một điều tôi rất tiếc năm 2020 là chúng ta chưa đưa Luật Thuế tài sản vào áp dụng để hạn chế tiền đổ vào đất đai, rửa tiền hợp pháp. Hai lần đưa ra Dự Luật Thuế tài sản đều bị bác bỏ vì lợi ích của các bên khác quá nhiều, dẫn đến nhiều người cản trở sự ra đời của Luật này.

Không ở đâu, quan chức sướng như Việt Nam và cho là thành một nghề. Nhiều chuyên gia quốc tế đã nói rằng Việt Nam không hề thiếu tiền nhưng tiền đem đổ vào lĩnh vực mà nó không tạo ra giá trị gia tăng lớn cho đất nước và bị chôn chặt ở đó. 

Thuế tài sản nếu được áp dụng sẽ thay đổi toàn diện nhất, bớt đi giá cao cho bất động sản, bớt nguồn tiền vào bất động sản, để có nguồn tiền vào lĩnh vực khác, đồng thời giảm tham nhũng, giảm việc quan chức rửa tiền vào bất động sản. 

Xã hội hiện nay không thiếu cảnh, đứa trẻ sinh ra đã ở trên vạch đích, đứa con mười mấy tuổi đầu đã có xe hơi, có tài sản lớn là bất động sản. Cảnh bố mẹ có tiền, chở con đi học bằng xe hơi, không bắt con làm việc nhà, tận hưởng cuộc sống xa hoa… Đây là hệ lụy cho thế hệ tương lai, làm mất động lực làm việc cố gắng để kiếm tiền, gia tăng giá trị bền vững cho tương lai.

- Trân trọng cảm ơn chuyên gia!

(Theo Dân Trí)