Rất nhiều năm sau cái chết của vị lãnh tụ vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân chính xác về cái chết của Người.
Vladimir Ilyich Lenin, xuất thân từ một gia đình trí thức. Ngay từ thuở nhỏ Lenin đã tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu hàng ngày, kể cả việc ăn mặc… Thời bấy giờ môi trường trí thức, ăn uống khác biệt với các tầng lớp khác. Chủ yếu là món súp sữa, thỉnh thoảng là món súp bắp cải chua.
Về mùa hè đôi khi ăn súp cá. Bánh mì đen chỉ được ăn vào bữa trưa hàng ngày, bữa tối ăn bánh mì trắng với nước chè. Ngày lễ và chủ nhật ăn bánh tinh bột. Bánh tinh bột và bánh mì đen chứa các vầymin B1, B2, B6, B12,…Cơ thể Lenin rất thiếu các loại vitamin cần thiết ấy.
Trong bữa ăn gia đình hàng ngày chủ yếu là trứng tráng và chút thịt bò hầm. Những ngày chủ nhật bữa sáng và tối ăn trứng luộc. Món ăn thường trực là bánh mì phết bơ hoặc kẹp cá hun khói. Cá hun khói chứa nhiều photpho. Năm 1887, khi là sinh viên trường đại học Kazan, Người đã bị đau dạ dày, phải chữa bằng nước khoáng.
Những năm 1893 – 1895 là thời gian Lenin sống hết sức căng thẳng ở Pêtecbua để tổ chức “Liên minh đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân”, Người không chút để tâm đến chế độ ăn uống. Thường là ăn qua quít cho xong. Sau mấy năm sống độc thân ấy, từ một chàng thanh niên khoẻ mạnh Người trở thành một trí thức gầy còm, yếu đau, đầu hói và viêm dạ dày nặng.
Cuối năm 1895 Lenin bị bắt. Lạ thay, trong những năm tháng lưu đày, bệnh dạ dày lại không hoành hành nữa. Suốt thời gian đó nhà tù chỉ cho ăn súp bắp cải và cháo hạt mì. Người được củng cố sức khoẻ bằng những món ăn Siberia như súp nấm, thịt bê. Sống dân dã Người thấy khoẻ mạnh dễ chịu.
Thuở nhỏ Lenin bị hạn chế tối đa ăn của ngọt. Như vậy là Người đã bị tiêu hao nhiều khoản dự trữ của tế bào não, khiến nó hao mòn dần dần. Khi sống cùng Krupxcaia Người mới được người bạn đời làm cho món ăn ngọt mà Người ưa. Theo các nhà khoa học, khi ăn ngọt, người ta cảm thấy thư giãn nhẹ nhàng hơn và phần nào giảm bớt căng thẳng.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Lenin phải chuyển sang dùng các đồ ăn của nông dân là sữa chua đặc với khoai tây luộc. Khi bị tù thì Người thường được những người nông dân Ba Lan tiếp tế nhwxng món ăn mỡ lợn muối, bánh mì đen …. Tháng 8 năm 1914, khi được tha Người cùng vợ sang sống ở Thuỵ Sĩ. Và tại đây ăn uống như sinh viên. Người thwờng đến chân núi Alpes hái nấm về ăn.
Từ tháng 4-1917 đến tháng 1-1924 bà từ tháng 5 đến tháng 10, năm 1917, người sống trong bí mật, thức ăn may lắm mới có sữa tươi và trứng gà. Từ tháng 7, năm 1917 Người thấy rất thèm nước trà đặc, nhất là thời kỳ làm việc căng thẳng liên tục, vào ban đêm, để chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng Mười.
Ăn trong thời nội chiến 1918- 1921, rất đạm bạc. Món trứng trong khẩu phần ăn bị cắt giảm nhiều. Tuy vậy lại giúp quá trình xơ cứng động mạch ở Người làm chậm lại, nhưng tăng thêm khả năng làm việc suốt bốn năm năm đó.
Lenin có dấu hiệu bệnh thần kinh từ năm 1921, nhưng không có biện pháp nào, kể cả việc định ra một chế độ ăn uống bình thường ở Gorki vào mấy năm 1921- 1923 có thể làm kìm hãm sự phát triển chứng tổn thương các mạch máu não do bệnh xơ cứng gây ra.
Khả năng làm việc bằng trí tuệ rất cao của Lenin khiến các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ của Người lo ngại. Bởi vậy đã xảy ra một sai lầm là họ để Người thường xuyên ăn sữa, trứng gà mà không hay rằng, sự kết hợp của sữa với trứng phải tuỳ vào lứa tuổi. Sữa tươi chưa loaị bơ còn nguyên axit béo no, đẩy nhanh sự phát triển cholesterol có hại. Tăng cholesterol từ trứng gà cũng là tăng lipoprotein (LDL). Mỗi quả trứng gà cho 180mg cholesterol, và hàng ngày gan sản xuất ra từ 1-3g cholesterol. Đã thừa LDL, mà vẫn liên tục ăn tới 200mg cholesterol mỗi ngày, sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch.
Trứng chứa nhiều vitamin A,D,K, là những vitamin vốn rất lợi cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, nhưng ở tuổi 40 trở lên có thể có hại. Nếu sự phát triển được kích lên thì những “vật liệu xây dựng” hoặc biến thành mỡ, hoặc sẽ diễn ra quá trình đẩy nhanh cái chết của các tế bào cũ có xu thế nhường chỗ cho các tế bào mới. Việc bổ dưỡng trứng, sữa cho người ở tuổi không phát triển là tạo sự chết cho các tế bào, từ đó dần dần thành cội nguồn của nhiều chứng bệnh khác nhau.
Sữa tươi, chưa lên men chỉ bổ ích cho trẻ em. Người lớn tuổi nên dùng sữa đã lên men như bơ, pho mát, váng sữa và không nên lạm dụng sữa chua (có thể tiêu huỷ các mô tế bào tuỵ).
Lenin đã được chỉ định ăn trứng, sữa liên tục dài ngày và phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Khi giải phẫu thi hài Lenin và nghiên cứu các tế bào của Người các bác sĩ kết luận: “Chết vì xơ cứng động mạch não”.
Rõ ràng, về phương diện khoa học sức khỏe và dinh dưỡng, quả là rất bổ ích khi tìm hiểu sự thật về cái chết của Lenin và phân tích chế độ dinh dưỡng trong những khoảng đời khác nhau của nhà lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga.
(Tài liệ tham khảo chính: Khoa hoc Công nghệ Môi trường, số 4/1999. trang 41. Website Ogoneck và tài liệu liên quan về sữa chưa và trứng)
Nguyễn Dược (Tổng hợp)
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cái chết của Lenin. Ảnh: Internert. |
Vladimir Ilyich Lenin, xuất thân từ một gia đình trí thức. Ngay từ thuở nhỏ Lenin đã tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu hàng ngày, kể cả việc ăn mặc… Thời bấy giờ môi trường trí thức, ăn uống khác biệt với các tầng lớp khác. Chủ yếu là món súp sữa, thỉnh thoảng là món súp bắp cải chua.
Về mùa hè đôi khi ăn súp cá. Bánh mì đen chỉ được ăn vào bữa trưa hàng ngày, bữa tối ăn bánh mì trắng với nước chè. Ngày lễ và chủ nhật ăn bánh tinh bột. Bánh tinh bột và bánh mì đen chứa các vầymin B1, B2, B6, B12,…Cơ thể Lenin rất thiếu các loại vitamin cần thiết ấy.
Trong bữa ăn gia đình hàng ngày chủ yếu là trứng tráng và chút thịt bò hầm. Những ngày chủ nhật bữa sáng và tối ăn trứng luộc. Món ăn thường trực là bánh mì phết bơ hoặc kẹp cá hun khói. Cá hun khói chứa nhiều photpho. Năm 1887, khi là sinh viên trường đại học Kazan, Người đã bị đau dạ dày, phải chữa bằng nước khoáng.
Những năm 1893 – 1895 là thời gian Lenin sống hết sức căng thẳng ở Pêtecbua để tổ chức “Liên minh đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân”, Người không chút để tâm đến chế độ ăn uống. Thường là ăn qua quít cho xong. Sau mấy năm sống độc thân ấy, từ một chàng thanh niên khoẻ mạnh Người trở thành một trí thức gầy còm, yếu đau, đầu hói và viêm dạ dày nặng.
Cuối năm 1895 Lenin bị bắt. Lạ thay, trong những năm tháng lưu đày, bệnh dạ dày lại không hoành hành nữa. Suốt thời gian đó nhà tù chỉ cho ăn súp bắp cải và cháo hạt mì. Người được củng cố sức khoẻ bằng những món ăn Siberia như súp nấm, thịt bê. Sống dân dã Người thấy khoẻ mạnh dễ chịu.
Thuở nhỏ Lenin bị hạn chế tối đa ăn của ngọt. Như vậy là Người đã bị tiêu hao nhiều khoản dự trữ của tế bào não, khiến nó hao mòn dần dần. Khi sống cùng Krupxcaia Người mới được người bạn đời làm cho món ăn ngọt mà Người ưa. Theo các nhà khoa học, khi ăn ngọt, người ta cảm thấy thư giãn nhẹ nhàng hơn và phần nào giảm bớt căng thẳng.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Lenin phải chuyển sang dùng các đồ ăn của nông dân là sữa chua đặc với khoai tây luộc. Khi bị tù thì Người thường được những người nông dân Ba Lan tiếp tế nhwxng món ăn mỡ lợn muối, bánh mì đen …. Tháng 8 năm 1914, khi được tha Người cùng vợ sang sống ở Thuỵ Sĩ. Và tại đây ăn uống như sinh viên. Người thwờng đến chân núi Alpes hái nấm về ăn.
Từ tháng 4-1917 đến tháng 1-1924 bà từ tháng 5 đến tháng 10, năm 1917, người sống trong bí mật, thức ăn may lắm mới có sữa tươi và trứng gà. Từ tháng 7, năm 1917 Người thấy rất thèm nước trà đặc, nhất là thời kỳ làm việc căng thẳng liên tục, vào ban đêm, để chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng Mười.
Ăn trong thời nội chiến 1918- 1921, rất đạm bạc. Món trứng trong khẩu phần ăn bị cắt giảm nhiều. Tuy vậy lại giúp quá trình xơ cứng động mạch ở Người làm chậm lại, nhưng tăng thêm khả năng làm việc suốt bốn năm năm đó.
Lenin có dấu hiệu bệnh thần kinh từ năm 1921, nhưng không có biện pháp nào, kể cả việc định ra một chế độ ăn uống bình thường ở Gorki vào mấy năm 1921- 1923 có thể làm kìm hãm sự phát triển chứng tổn thương các mạch máu não do bệnh xơ cứng gây ra.
Khả năng làm việc bằng trí tuệ rất cao của Lenin khiến các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ của Người lo ngại. Bởi vậy đã xảy ra một sai lầm là họ để Người thường xuyên ăn sữa, trứng gà mà không hay rằng, sự kết hợp của sữa với trứng phải tuỳ vào lứa tuổi. Sữa tươi chưa loaị bơ còn nguyên axit béo no, đẩy nhanh sự phát triển cholesterol có hại. Tăng cholesterol từ trứng gà cũng là tăng lipoprotein (LDL). Mỗi quả trứng gà cho 180mg cholesterol, và hàng ngày gan sản xuất ra từ 1-3g cholesterol. Đã thừa LDL, mà vẫn liên tục ăn tới 200mg cholesterol mỗi ngày, sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch.
Trứng chứa nhiều vitamin A,D,K, là những vitamin vốn rất lợi cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, nhưng ở tuổi 40 trở lên có thể có hại. Nếu sự phát triển được kích lên thì những “vật liệu xây dựng” hoặc biến thành mỡ, hoặc sẽ diễn ra quá trình đẩy nhanh cái chết của các tế bào cũ có xu thế nhường chỗ cho các tế bào mới. Việc bổ dưỡng trứng, sữa cho người ở tuổi không phát triển là tạo sự chết cho các tế bào, từ đó dần dần thành cội nguồn của nhiều chứng bệnh khác nhau.
Sữa tươi, chưa lên men chỉ bổ ích cho trẻ em. Người lớn tuổi nên dùng sữa đã lên men như bơ, pho mát, váng sữa và không nên lạm dụng sữa chua (có thể tiêu huỷ các mô tế bào tuỵ).
Lenin đã được chỉ định ăn trứng, sữa liên tục dài ngày và phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Khi giải phẫu thi hài Lenin và nghiên cứu các tế bào của Người các bác sĩ kết luận: “Chết vì xơ cứng động mạch não”.
Rõ ràng, về phương diện khoa học sức khỏe và dinh dưỡng, quả là rất bổ ích khi tìm hiểu sự thật về cái chết của Lenin và phân tích chế độ dinh dưỡng trong những khoảng đời khác nhau của nhà lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga.
(Tài liệ tham khảo chính: Khoa hoc Công nghệ Môi trường, số 4/1999. trang 41. Website Ogoneck và tài liệu liên quan về sữa chưa và trứng)
Nguyễn Dược (Tổng hợp)