- Yến tiệc tân khoa là một hình ảnh tiêu biểu cho giáo dục khoa cử Nho học. Nữ sinh Đồng Khánh là hình ảnh chỉ xuất hiện khi Việt Nam có "Tây học".
Triển lãm giới thiệu những thông tin chân thực về giáo dục Việt Nam dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc, cũng như quá trình thay thế từng bước của "tân học" trước sự suy yếu của "cựu học".
Những tài liệu được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn, các phông tài liệu tiếng Pháp đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 và một số hiện vật đang được lưu giữ.
|
Ban tổ chứ trưng bày phiên bản. Phần lớn bản gốc đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 và Lưu trữ nhà nước. |
Ông Hà Văn Huề, Giám đốc Trung tâm Nghiên Lưu trữ quốc gia 1 cho biết, giáo dục dưới triều Nguyễn đặc biệt coi trọng chữ nghĩa, luân lý, các thứ bậc trong xã hội (vua tôi, anh em, huynh đệ, cha con, vợ chồng) nhấn mạnh giá trị đạo đức, chú trọng khâu văn chương, viết lách.
Ở thời kỳ này, mục tiêu "học làm quan" thể hiện rõ. Nhà cầm quyền chú trọng tới đào tạo sử dụng nhân tài, nên những người đỗ đạt qua kỳ thi được ban thưởng, tôn vinh, vinh quy bái tổ và lựa chọn để bố trí vào vị trí quản lý.
Đến thời kỳ Tây học, giáo dục đã trang bị kiến thức khoa học tự nhiên, kỹ năng thực hành, có mục đích học ra làm việc.
"Khi nghiên cứu lịch sử giáo dục, cần chọn lọc những nét tích cực cho định hướng học tập của mình. Chẳng hạn, nền giáo dục "cựu học" chú trọng khâu văn chương, viết lách, chuẩn mực như sách nên hạn chế tính sáng tạo. Học sinh, sinh viên nhìn thấy điểm đó để khắc phục" - ông Huề nói.
Giáo dục triều Nguyễn
Triển lãm diễn ra từ 28/10 đến 28/11 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
Giáo dục khoa cử triều Nguyễn là một trong những điển hình của mô hình giáo dục, khoa cử phong kiến Việt Nam.
Từ việc tổ chức, quản lý hệ thống trường học, quy định chế độ thi cử (cách ra đề, duyệt quyển thi, quy định màu mực thi, cách chấm thi) đến nghi lễ truyền lô, ban yến, vinh quy bái tổ, ban thưởng hay việc xây dựng Quốc Tử Giám và Văn Miếu tại Huế dưới thời vua Gia Long, việc lập Trường Quốc học Huế dưới thời vua Thành Thái...đều được tái hiện sinh động qua các hiện vật, văn bản tiêu biểu.
Hình ảnh một số cuốn sách trong các Tứ thư, Ngũ kinh. |
Thầy đồ dạy chữ Hán. Các tân khoa dự tiệc thi đỗ do nhà vua khao. |
Gi ao thời cựu học - tân học
Những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là thời điểm song hành của hai nền giáo dục: cựu học (Nho học) và tân học (Tây học).
Bên cạnh nền giáo dục mới đang manh nha, chế độ giáo dục và khoa cử Nho học vẫn được duy trì trong tình trạng ngày một suy yếu, cho đến khi thực sự cáo chung bằng bản Dụ số 123 ngày 6/12/1918 của vua Khải Định về việc bãi bỏ kỳ thi Hội và khoa thi Hội cuối cùng năm Kỷ Mùi (1919) ở Huế.
Triển lãm giới thiệu quá trình người Pháp đưa Tây học vào Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ.
|
Buổi học thực hành vật lý ở trường Chausseloup Laubat, Sài Gòn 1874. Bài thi môn vẽ kỹ thuật (Lá ô rô) của một thí sinh. Bằng tiểu học cấp cho Deguingand Louise năm 1904. Buổi thực hành mô học tại viện Giải phẫu - trường Y Hà Nội. Trường làng Khôn Quyền (Văn Chấn ) |
Cải cách giáo dục lần thứ nhất
Nỗ lực của người Pháp được đánh dấu bằng hai cuộc cải cách giáo dục (lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1906; lần thứ hai bắt đầu từ cuối 1917) với nhiều nghị định quan trọng về giáo dục.
Qua hai lần đó, giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi và được tổ chức thành 3 cấp: đệ nhất cấp (tiểu học), đệ nhị cấp (trung học) và hệ cao đẳng, đại học. Nền giáo dục Tây học đã hoàn toàn chiếm lĩnh và thay thế vị trí của giáo dục trong hệ thống giáo dục công lập.
|
Trường Briuex nay là trường THCS Thanh Quan - Hà Nội. |
Cải cách giáo dục lần 2
Giờ Khoa học thường thức. Buổi khoa học ở trường Đồng Khánh - Huế. Xưởng sửa chữa ô tô trường Kỹ nghệ thực hành Huế. |
Những trường THPT, đại học do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn được duy trì đến nay. Trong ảnh là các trường: Alber Sarrraut (cũ) - THPT Hoàn Kiếm (mới), trường Bưởi (cũ) - THPT Chu Văn An (mới) ở Hà Nội. Và ĐH Đông Dương, nay được ĐH Dược Hà Nội và ĐHQG Hà Nội quản lý và sử dụng |
- Lê Anh Dũng - Hạ Anh