Theo hãng thông tấn Sky News, Chính phủ Anh đã tặng 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 cho Ukraine và khuyến khích các nước NATO khác cung cấp vũ khí hạng nặng cho quốc gia Đông Âu này sau khi công bố động thái vào tháng 1/2023. Số xe tăng trên đã được chuyển giao cho lữ đoàn tấn công đường không số 82 của Ukraine, nhưng phần lớn đang được cất giữ sau khi một số bị máy bay không người lái (UAV) và pháo binh của Nga phá hủy trong nỗ lực phản công bất thành của Kiev vào cuối năm ngoái.

Zelensky tham linh Ukraine hoc lai xe tang Anh WAPA.jpg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến thăm một căn cứ quân sự của Anh, nơi binh lính Ukraine đang được huấn luyện sử dụng xe tăng Challenger 2 hồi tháng 2/2023. Ảnh: WPA Pool

Lữ đoàn tấn công đường không số 82 là một trong những đơn vị của Ukraine đang tham gia chiến dịch đột kích vào lãnh thổ Nga. Sky News ngày 15/8 trích dẫn một nguồn tin ẩn danh tiết lộ lữ đoàn 82 đã triển khai một số xe tăng Challenger 2 ở Kursk, nhưng không đề cập thêm chi tiết về việc sử dụng chúng ở xứ sở bạch dương.

Anh, Mỹ và các đồng minh phương Tây khác tuyên bố không biết trước về cuộc tấn công của Ukraine vào Nga, nhưng bày tỏ ủng hộ chiến dịch đột kích này cũng như việc sử dụng vũ khí của họ. Vào thời điểm hiện tại, Anh cho phép quân đội Ukraine sử dụng tất cả vũ khí London đã cung cấp, ngoại trừ tên lửa tầm xa Storm Shadow.

Nga tố Mỹ nói dối về vụ đột kích

Cựu Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nga Nikolai Patrushev, một trong các cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống Vladimir Putin cho rằng Ukraine sẽ không dám thực hiện một vụ tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Nga nếu không có sự cho phép của Mỹ và hỗ trợ của NATO.

Putin va co van Sputnik.jpg
Ông Danichev (phải) đang trao đổi riêng với Tổng thống Putin. Ảnh: Sputnik

Trong cuộc phỏng vấn với báo Izvestia, được đăng tải hôm nay (16/8), ông Patrushev nhấn mạnh: “Những tuyên bố của giới lãnh đạo Mỹ về việc không tham gia vào các hành động của Kiev ở khu vực Kursk không đúng với thực tế. Nếu không có sự can dự và hỗ trợ trực tiếp của họ, Kiev sẽ không mạo hiểm tiến vào lãnh thổ Nga”.

Ông Patrushev, người gần đây được bổ nhiệm giám sát chiến lược hàng hải toàn cầu của Nga, cáo buộc Mỹ và các nước NATO khác đã cung cấp vũ khí, huấn luyện viên quân sự và thông tin tình báo liên tục cho Ukraine, đồng thời kiểm soát các hành động của binh lính Kiev. Theo quan chức này, Ukraine đã trở thành "quân cờ phục vụ nỗ lực chống lại Nga của Mỹ".

Cả Washington và Kiev đều chưa lên tiếng bình luận trước các phát biểu trên của ông Patrushev. Tuy nhiên, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Mikhail Podolyak hôm 15/8 thừa nhận với tờ The Independent về việc Kiev đã thảo luận với các đối tác phương Tây trước khi đột kích vùng Kursk.

Vì sao Ukraine đột kích lãnh thổ Nga?

Vì sao Ukraine đột kích lãnh thổ Nga?

Các chuyên gia quân sự đã cố gắng giải mã lí do Ukraine điều quân đột kích vùng biên giới Kursk của Nga, trong bối cảnh họ đang bị kéo căng lực lượng phòng thủ trong nước.