Đức vừa gây tranh cãi khi nói rằng không tìm thấy bằng chứng cho thấy bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu) là gián điệp cho Trung Quốc.

Tuyên bố của Đức đưa ra trong bối cảnh nhiều chính phủ đang cáo buộc Huawei sử dụng hệ thống mạng và thiết bị của mình để gián điệp cho Trung Quốc.

Cơ quan quản lý IT của Đức đã kiểm tra, xem xét và đánh giá nhiều lô thiết bị Huawei không chỉ tại Đức mà còn tại nhiều thị trường khác. Kết luận mà cơ quan này đưa ra là không tìm thấy bằng chứng gián điệp.

{keywords}
EU cũng khởi động tiến trình điều tra về nguy cơ của công nghệ Huawei

“Với những quyết định nghiêm trọng kiểu như cấm vận, bạn cần đưa ra bằng chứng”, phát biểu của ông Arne Schoenbohm, giám đốc An ninh Thông tin Văn phòng Liên bang Đức (BSI) được tờ Spiegel (Đức) trích dẫn.

Huawei đang bị cáo buộc thực hiện hoạt động gián điệp công nghệ tại nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ. Các quan chức Mỹ đã và đang cố thuyết phục đồng minh loại bỏ công nghệ Huawei trong hạ tầng mạng viễn thông của mình.

Tuy chưa tìm thấy bằng chứng nhưng nhiều quốc gia đã nghe theo khuyến nghị của Mỹ, bắt đầu điều tra xem smartphone và thiết bị mạng của Huawei có gây nguy cơ cho an ninh quốc gia hay không.

Nhật Bản là ví dụ điển hình. Nước này vừa tuyên bố cấm Huawei không được tham gia vào mạng 5G trong nỗ lực ngăn chặn nguy cơ gián điệp và rò rỉ thông tin.

Tuy chính phủ Đức tuyên bố chưa tìm thấy bằng chứng khẳng định Huawei gián điệp cho Trung Quốc, nhiều chuyên gia bảo mật nước này vẫn khẳng định Huawei là trường hợp gây nguy cơ cao.

“Ngay cả khi Huawei không có quan hệ chính thức với chính phủ Trung Quốc, không có nghĩa chính phủ này không sử dụng Huawei và công nghệ của hãng để gián điệp nước khác”, hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia bảo mật viễn thông Ronja Kniep (Đức) đưa ra cảnh báo.

EU cũng đã khởi động tiến trình điều tra về nguy cơ của công nghệ Huawei trong bối cảnh công ty Trung Quốc khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với chính quyền.

Nguyễn Minh - Trần Duy Tiến - Trần Thanh Thủy (theo Softpedia)