Dưới đây là toàn văn bài viết của ông về vấn đề này:

“Báo cáo Rủi ro Toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới” vừa vẽ ra một bức tranh ảm đạm về các mối đe dọa hàng đầu đối với hành tinh của chúng ta. Dẫn đầu danh sách và kéo theo hàng loạt ảnh hưởng khác là sự phân kỳ ngày càng tăng giữa các quốc gia, khi mà rất nhiều quốc gia đang tìm cách kiểm soát các vấn đề hội nhóm, kinh tế, an ninh... Phân tích của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy sự phân mảnh đang ngày càng gia tăng. Điều này cùng chủ nghĩa bảo hộ có thể tạo ra những điểm mù, gây bất ổn và giới hạn khả năng đối mặt thách thức trên toàn cầu. Do đó, khả năng ứng phó với các mối đe dọa trực tuyến của chúng ta cũng sẽ giảm sút.

Trong thế giới siêu kết nối, những kẻ tấn công mạng, dù được nhà nước hậu thuẫn hay những tên trộm thông thường đều có thể nhắm vào bất kì ai, ở bất cứ đâu. Điều đó không ngừng gieo rắc nỗi sợ hãi, hoang mang và nghi ngờ trong cộng đồng mạng. Thế giới mạng đang được vũ khí hóa, và Chính phủ muốn bảo vệ công dân của họ một cách tốt nhất. Một số quốc gia đã thực hiện điều này bằng cách hạn chế quyền truy cập của các nhà cung cấp công nghệ từ các quốc gia được xem là mối đe dọa tiềm tàng cho sự phân mảnh an ninh mạng. Khi phải chọn giữa nỗi sợ và sự thật, nỗi sợ dường như luôn giành phần thắng. Câu hỏi đặt ra là: ai lo sợ và họ sợ điều gì? Các câu trả lời có thể không phải là những gì Chính phủ mong đợi.

{keywords}
Ông Anton Shingarev, Phó chủ tịch Kaspersky Lab

Tất cả mọi người đều lo lắng?

Giữa năm 2018, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát đa quốc gia để biết mọi người thực sự nghĩ gì về các tổ chức nước ngoài và tình hình bảo mật mạng của họ. Nghiên cứu được thực hiện bởi một công ty trung lập, có sự tham gia của các chuyên gia bảo mật và người dùng ở Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha.

Hóa ra phần lớn người dân không sợ hãi nguy hiểm đến từ nội tại nhiều như Chính phủ của họ nghĩ. Thực tế, hơn một nửa số doanh nghiệp (55%) và hai phần ba (66%) người dùng đã đề xuất Chính phủ nên hợp tác với công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài. Con số này tăng lên 8/10 đối với các nước đề cao an ninh quốc gia.

Nói cách khác, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của một công ty quan trọng hơn nhiều so với việc nó đến từ đâu.

Rào cản làm suy yếu an ninh

Việc cho phép các công ty an ninh mạng nước ngoài tham gia thị trường làm tăng tính cạnh tranh, khả năng đổi mới và hiệu suất công việc. Bằng chứng cho thấy, các công ty được hưởng lợi đáng kể khi càng có nhiều đơn vị cố gắng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ bảo mật đột phá để cạnh tranh. Khi đó, khả năng bảo mật an ninh mạng giúp bảo vệ người dùng tốt hơn. Vì vậy, nếu người dân không đề phòng các công ty bảo mật nước ngoài, và việc ngăn chặn các công ty này không khiến an ninh quốc gia tốt hơn về lâu dài, thì tại sao các Chính phủ lại dựng rào cản với các công ty này?

Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc gia, nền kinh tế và cuộc sống người dân. Điều này trên thế giới mạng nghĩa là làm sao để các khuôn khổ quốc gia có khả năng chống lại sự phá hoại và tấn công từ bên ngoài. Một trong những điều dễ nhất là hạn chế hoặc cấm các nhà cung cấp từ những quốc gia mà Chính phủ nghi ngờ mang đe dọa tiềm tàng. Tuy nhiên, người dân xứng đáng được nhận giải pháp bảo mật tốt nhất.

Người duy nhất thực sự hưởng lợi trong trường hợp này là những kẻ tấn công mạng. Các cuộc tấn công mạng thường không thể nhìn thấy, do đó cần thừa nhận rằng an ninh mạng cần được thực hiện bất kể biên giới, trong khi vẫn tôn trọng chủ quyền của các quốc gia.

Sự tin tưởng và minh bạch

Các công ty an ninh mạng bất kể đến từ đâu đều đang chiến đấu với cùng một đối thủ - những kẻ tấn công mạng. Và việc hợp tác này mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Không một công ty nào có cái nhìn đầy đủ 360 độ về các mối đe dọa mới, nhưng sự hợp tác của họ có thể giúp tình hình khả quan hơn.

Điều này dẫn đến lo ngại an ninh mạng toàn cầu đang bị đe dọa bởi sự phân mảnh của ngành công nghiệp bởi sự khác biệt ngày càng tăng của chủ nghĩa dân tộc và công nghệ của mỗi quốc gia.

Ông Anton Shingarev - Phó chủ tịch Kaspersky Lab (Công ty bảo mật hàng đầu thế giới) chia sẻ “Chúng tôi tin rằng có một cách khác để giải quyết các mối đe dọa và giảm thiểu rủi ro. Đó là ngành an ninh mạng toàn cầu cần một khuôn khổ chung về sự minh bạch. Các khách hàng và đối tác cần được biết những việc chúng tôi làm và cách thực hiện chúng. Chúng tôi đã đưa ra Sáng kiến ​​minh bạch toàn cầu, trong đó, chúng tôi đã chuyển cơ sở hạ tầng thiết yếu sang Thụy Sĩ và mở Trung tâm minh bạch nơi các đối tác đáng tin cậy có thể xem lại mã nguồn và lịch sử cập nhật các phiên bản. Chúng tôi không thể làm cho thế giới hoàn toàn hết rủi ro, nhưng chúng tôi có thể và sẽ giúp mọi người quản lý và giảm thiểu rủi ro đó.”

Anton Shingarev (Phó chủ tịch Kaspersky Lab)