Chính phủ Trung Quốc vừa nhắc lại quan điểm các công ty công nghệ nước ngoài trong đó có Google và Facebook phải tuân thủ quy định kiểm duyệt ngặt nghèo của nước này nếu muốn hoạt động tại đây.

{keywords}

Trung Quốc hiện có hơn 700 triệu người dùng Internet và là quốc gia có quy định kiểm duyệt nội dung rất chặt chẽ.

Nhắc nhở trên được ông Qi Xiaoxia, tổng giám đốc Ủy ban Hợp tác Quốc tế Cục Không gian mạng Trung Quốc, đưa ra tại Diễn đàn Kiểm duyệt Internet của LHQ tại Geneva.

“Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao Google và Facebook chưa hoạt động tại Trung Quốc. Nếu họ muốn, chúng tôi sẵn sàng chìa tay”, ông Qi nói.

Năm 2010, Google bị chặn tại Trung Quốc sau khi hãng này cho phép người dùng truy cập vào phiên bản tìm kiếm không được kiểm duyệt. Tuy nhiên, một số dịch vụ của Google vẫn vượt qua cơ chế kiểm duyệt tại đây.

Trong khi đó, Facebook bị chặn từ năm 2009, Twitter cũng bị chặn trong năm đó tại đại lục. Tuy nhiên, trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi, chính phủ sở tại đã linh hoạt mở tài khoản Twitter cho riêng ông Donald Trump.

Từ năm ngoái, Trung Quốc tiếp tục thắt chặt kiểm duyệt nội dung trên mạng. Người dùng nước này không thể bình luận vô danh trên mạng, nền tảng tin nhắn WhatsApp đã bị khóa và nhiều sàn giao dịch tiền ảo trong nước bị ra lệnh đóng cửa.

Cảnh báo mã độc phát tán qua Facebook Messenger

Cảnh báo mã độc phát tán qua Facebook Messenger

Sáng 19/12/2017, nhiều người dùng sử dụng ứng dụng Facebook Messenger tại Việt Nam đã trở thành nạn nhân của một loại mã độc được cho là sử dụng để đào tiền ảo.

Facebook bổ sung tính năng "phớt lờ" bạn đăng ảnh selfie quá nhiều

Facebook bổ sung tính năng "phớt lờ" bạn đăng ảnh selfie quá nhiều

Facebook vừa ra mắt tính năng mới, cho phép người dùng tạm thời "phớt lờ" các nội dung mới chia sẻ của những người bạn hay "dội bom" ảnh tự sướng. 

Tăng hậu kiểm, xử nghiêm vi phạm trong quản lý tần số

Tăng hậu kiểm, xử nghiêm vi phạm trong quản lý tần số

"Việc tăng cường khâu hậu kiểm và xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý tần số sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển lành mạnh, công bằng và bền vững cho các hệ thống thông tin vô tuyến và thị trường viễn thông Việt Nam."

Nguyễn Minh (theo Mashable)