Theo chuyên gia môi trường Đào Nhật Đình, người dùng có thể sử dụng kết quả đo trên ứng dụng PAM Air để theo dõi chất lượng không khí. Đây là ứng dụng được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học trẻ Việt Nam. 

PAM Air là một phần của hệ sinh thái IoT 'PAM' do công ty D&L từ Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Hệ sinh thái nào bao gồm các cảm biến, thiết bị phục vụ theo dõi, điều khiển, các phần mềm nền tảng IoT, công cụ phân tích dữ liệu.

{keywords}
Người dùng có thể sử dụng ứng dụng PAM Air hoặc website Pamair.org để kiểm tra chất lượng không khí thay thế AirVisual. Ảnh: Trọng Đạt

Dữ liệu chất lượng không khí của PAM Air được lấy từ 2 nguồn chính là các thiết bị cảm biến chất lượng không khí do công ty D&L sản xuất, lắp đặt và vận hành và các nguồn dữ liệu khác mà PAM Air được phép thu thập và chia sẻ.

Người sử dụng có thể tham khảo các chỉ số do PAM Air cung cấp tại website Pamair.org hoặc tải về ứng dụng PAM Air dùng cho các thiết bị di động. 

{keywords}
PAM Air đặt cảm biến tại rất nhiều khu vực khác nhau. Đây là một ưu thế lớn so với chỉ một vài điểm trong thành phố hay sử dụng các mô hình tính toán từ ảnh vệ tinh như của AirVisual. 

PAM Air sẽ cung cấp các tính các tính năng chính gồm tìm kiếm và xem chỉ số chất lượng không khí (AQI) thời gian thực theo địa điểm lựa chọn trên bản đồ, tìm kiếm các điểm đo chất lượng không khí theo tên hoặc vị trí địa lý, giá trị AQI trong 24 giờ gần nhất và giá trị trung bình giờ trong 24 giờ gần nhất của từng thành phần không khí được đo. Ứng dụng PAM Air cũng được tích hợp khả năng cảnh báo người sử dụng khi không khí bị ô nhiễm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, số liệu của PAM Air sẽ là nguồn thông tin tham khảo tốt bởi đơn vị này sở hữu nhiều điểm đo, các số liệu đều được cập nhật tức thời lên hệ thống. Hơn thế nữa, bên cạnh chỉ số hàm lượng bụi mịn có trong không khí, PAM Air còn cung cấp thông tin về độ ẩm và nhiệt độ môi trường ở cùng thời điểm.

Trọng Đạt