{keywords}
Thời kỳ Phục Hưng (1400-1700) là giai đoạn nghệ thuật hưng thịnh nhất trong các thời kỳ nghệ thuật tạo hình của thế giới. Thời kỳ này, các họa sĩ khi vẽ phụ nữ thường thể hiện sự đẫy đà. Bức tranh Đức mẹ Đồng trinh và Chúa hài đồng trước tấm chắn lò sưởi (The Virgin and Child before a firescreen) được vẽ khoảng năm 1440 của Robert Campin thể hiện Đức mẹ được vẽ với khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu.
{keywords}
Leda và thiên nga lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp của danh họa Michelangelo. Trong tranh, nàng Leda khỏa thân, trong tư thế đầy gợi cảm với thiên nga. Cơ thể Leda với phần hông to, nở nang.
{keywords}
Vệ nữ thành Urbino của Titian vẽ nữ thần trong tư thế khỏa thân, một tay nắm hờ chùm hoa, một tay đặt nhẹ lên cơ thể. Cuốn Câu chuyện nghệ thuật miêu tả Vệ Nữ trong tranh là hiện thân cho vẻ đẹp nhục thể và ái tình. Trong bức tranh này, Vệ Nữ có ngực nhỏ nhưng săn chắc, bụng tròn, đó cũng là cách mà nhiều họa sĩ thời bấy giờ lựa chọn khi thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ.
{keywords}
Vệ Nữ được coi là có vẻ đẹp phi thường. Trong bức Vệ Nữ và chiến thần, danh họa Botticelli đã vẽ nàng theo quan niệm thẩm mỹ thế kỷ 15. Sách Đến với nghệ thuật đánh giá trong tranh, Vệ Nữ mang y phục và kiểu tóc thời đặc trưng thời Phục Hưng.
{keywords}
Mona Lisa của Leonardo da Vinci vẽ chân dung Lisa Gherardini. Ngoài sự bí ẩn, tác phẩm cũng tiết lộ một chi tiết về quan niệm thẩm mĩ thời bấy giờ. Cuốn Câu chuyện nghệ thuật viết "Nàng không có chân mày và lông mi, đây có thể là một kiểu phong cách thời thượng lúc bấy giờ".
{keywords}
Không chỉ có mốt cạo lông mày, phụ nữ thời đó cũng chuộng cạo chân tóc để nhìn trán có vẻ rộng hơn. Chân dung Ginevra bentivoglio của Ercole de'Roberti là một trong nhiều tác phẩm dấu phần chân tóc của phụ nữ thời ấy.
{keywords}
Simonetta Vespucci (1453-1476) là một phụ nữ quý tộc, là vợ của Marco Vespucci ở Florence. Cô được mệnh danh là người đẹp nhất miền Bắc Italy thời bấy giờ, được cho là nguyên mẫu cho nhiều tác phẩm của Sandro Botticelli, Piero di Cosimo và các họa sĩ ở Florence khác. Nhiều người cho rằng, Botticelli vẽ ba bức tranh về thần Vệ Nữ với nhiều nét đẹp của Simonetta. Trong ảnh là tác phẩm Chân dung một phụ nữ quý tộc, vẽ Simonetta của Piero di Cosimo

(Theo Zing)