- Để phân bổ quỹ thời gian trong ngày chăm sóc và dạy dỗ con, chị Phan Quỳnh Hương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thiết kế ra hẳn một thời gian biểu cụ thể từng giờ cho từng thành viên trong gia đình.

Sau khi xây dựng bảng thời gian biểu và nội quy gia đình rồi thực nghiệm, thấy khá hiệu quả, bà mẹ 3 con này đã chia sẻ “sản phẩm” này cho các phụ huynh có cùng nhu cầu tham khảo.

Bảng thời gian biểu phân bổ kế hoạch và thời gian trong ngày của bà mẹ là kỹ sư thiết kế công trình giao thông này sau khi chia sẻ ngay lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của các ông bố, bà mẹ khác.

{keywords}
 Chị Phan Quỳnh Hương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tự lập ra hẳn một thời gian biểu cụ thể từng giờ để chăm sóc và dạy con.

Chị Hương cho biết, chị lập nên thời gian biểu chi tiết này với hy vọng 3 con của chị (sinh các năm 2006, 2010 và 2017) có thể tự chăm sóc bản thân mình, sống có trách nhiệm, tự lập và gần nhất là biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong gia đình.

Ngoài ra, các con còn biết tự mày mò khám phá (sửa xe đạp, lắp máy tính, cài phần mềm),…

Những căn cứ để xây dựng nội quy gia đình gồm: Các việc nhà con có thể làm; Thời gian học của con; Đồ ăn cho mỗi bữa của con; Các hoạt động ngoại khóa gồm thể thao, hoạt động tình nguyện,...; Tính độc lập: tự mua đồ, tự đi lại, tự sửa xe,...

Chị Hương đã soạn ra đề cương cho các thành viên trong gia đình mình như sau:

6h: thức dậy, vào ngày Chủ Nhật sẽ là 7h.

Từ 6h-7h: ăn sáng, chủ nhật: 7h-8h.

Từ 7h-12h: đi học.

Từ 12h-13h: ăn và dọn bát.

Từ 13h-16h30 (17h30): đi học.

Từ 16h30-17h: tắm.

Từ 16h-17h30: nấu ăn (bà giúp).

Từ 17h30-17h45: đổ rác, dọn cơm.

Từ 17h45-18h45: ăn và dọn bát.

Từ 18h45-19h15: dọn nhà (giặt quần áo, gập quần áo, quét nhà, lau nhà, cọ nhà vệ sinh, chuẩn bị chỗ ngủ)

Từ 19h15-21h15: học và đọc sách

Từ 21h15-21h45: tự do

Từ 21h45-22h: vệ sinh cá nhân

Từ 22h: ngủ.

Đồ ăn sẽ bao gồm thịt, sữa, ngũ cốc, trái cây, rau, đồ ngọt. Đặc biệt, không ăn giữa các bữa.

Về chơi thể thao, chị yêu cầu bắt buộc các con phải chơi một môn thể thao ít nhất 2 lần/tuần (chơi vào cuối tuần, mỗi lần chơi ít nhất 1 giờ).

Yêu cầu tham gia hoạt động tình nguyện.

Chị cũng lưu ý những việc con cần học và thực hành như hướng dẫn con sửa xe đạp và mua cho con một bộ dụng cụ sửa xe đạp; hướng dẫn con (12 tuổi) lắp đặt case máy tính và cài đặt phần mềm; Đơm khuy và khâu quần áo, khâu màn rách,…

Các con được phép đưa ra quy tắc cho mỗi tháng và bố mẹ được quyền phủ quyết quy tắc này.

Tuy nhiên, bố mẹ phải chấp nhận không ngăn cản hậu quả của bất kỳ hành động nào của con, tất nhiên trong những chừng mực nhất định. Bố mẹ chỉ nêu ra hậu quả, nếu con lựa chọn, con phải chấp nhận hậu quả.

Trên nguyên tắc này, chị Hương lập nên thời gian biểu cụ thể như sau:

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Chia sẻ với VietNamNet, chị Hương cho biết nguyên nhân nảy sinh ý tưởng này là chị muốn các con có thói quen làm việc nhà hàng ngày, cố định thời gian học để các con ý thức được thời gian “làm việc” và dành thời gian đọc sách nhiều hơn. Cùng đó, tăng cường vận động thể thao và tính độc lập có ý thức giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn.

“Đầu tiên vạch ra một danh sách các việc cần áp dụng cho gia đình mình gồm: công việc nhà (độ tuổi và công việc tương ứng), việc học tập (thời gian học và những việc có thể làm trong thời gian học), ăn uống (đồ ăn cần thiết cho mỗi bữa), hoạt động ngoại khóa (vận động thể thao, tham gia câu lạc bộ, từ thiện), tính độc lập (tự sửa xe, tự lắp máy tính), giúp đỡ lẫn nhau (sẵn sàng giúp đỡ anh chị em trong gia đình), du lịch (cả nhà cùng đi du lịch, có thể cho con tự tổ chức hoặc tự chuẩn bị cho chuyến đi), tiền bạc (chuẩn bị danh sách quà cho con chọn vào sinh nhật và giáng sinh), đối diện với thất bại (phân tích hậu quả và không ngăn cản hành động).
Trên cơ sở đó, đề ra một bảng nội quy gồm danh sách toàn bộ các việc cần làm trong ngày (dậy, vệ sinh cá nhân, dọn chăn màn, ăn sáng, đi học, ăn trưa, dọn bát, rửa bát, nấu cơm, dọn nhà, học bài,…); đồ ăn; chơi thể thao; một số quy tắc trong nhà (làm sai khi sửa xe hay lắp máy không bị phạt, dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ chỗ chơi tối đa phút sau khi đứng lên, các con được thưởng phiếu khen khi giúp đỡ lẫn nhau,…). Từ đó, xây dựng thời gian biểu chi tiết cho ngày thường và ngày nghỉ. Tính điểm thưởng cho mỗi việc nhà hoàn thành tốt, tính điểm trừ cho mỗi việc nhà chưa hoàn thành. Mỗi điểm thưởng được tính là 2 nghìn đồng và tổng lại phát cho con vào tối chủ nhật hàng tuần”, chị Hương kể.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Chị Hương cho hay thực tế cũng gặp phải những khó khăn bởi khi xây dựng nội quy phải sắp xếp sao cho công việc giữa các con hài hòa và phù hợp với giờ học của con. Do đó để “hoàn thiện”, chị cũng cần phải điều chỉnh nhiều lần.

Ngoài ra, khi đi vào thực hiện cũng sẽ gặp những khó khăn.

“Bởi các con đang hoạt động hoàn toàn tự do theo sở thích, giờ bị gò theo giờ giấc nên hay quên việc. Do đó tôi vẫn phải nhắc và cho thời gian 3 đến 5 ngày làm theo thời gian biểu nhưng chưa tính phạt. Mỗi ngày trong thời gian thử nghiệm này, tôi vẫn tổng kết vào cuối ngày. Khi áp dụng thật, các bạn cũng hay “câu giờ” nên thời gian biểu bị “trôi”. Mình áp dụng thêm lỗi trừ điểm với mỗi 10 phút chậm. Bạn 12 tuổi có lần bị trừ 15 điểm vì chậm mất 3 giờ. Với 10 điểm trừ này, các bạn mất 10 nghìn đồng, trừ vào số tiền tiêu vặt hàng tuần được cho”.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Chị Hương vui vẻ chia sẻ về kết quả bước đầu thu được:

“Con đã có ý thức nấu cơm, rửa bát và dọn dẹp nhà cửa. Cũng vì thế nhà cửa sạch sẽ hơn vì được dọn dẹp thường xuyên, bản thân bố mẹ mẹ hài lòng và vui vẻ hơn. Các bạn ít câu giờ hơn, ý thức giờ nào việc ấy dần tốt hơn, đặc biệt với bạn 8 tuổi khi bắt đầu tự nấu ăn và tự rửa bát.Đặc biệt, ít tị nạnh lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ người lớn trong nhà làm việc nhà. Thấy rõ ở nạn 12 tuổi vì trước đây câu cửa miệng của bạn ấy luôn là “Tại sao con lại phải làm?”. Tôi muốn hướng các con cùng tìm cách giải quyết hậu quả, thay vì cãi nhau xem ai sai. Kiểu như các bạn mượn mẹ bấm móng tay rồi vứt lung tung, sau đó cãi nhau xem ai vứt. Các con cũng quen tự mò bài để học cho giờ học. Như giờ học được cố định nên bạn 8 tuổi chăm tìm thí nghiệm để làm hẳn. Cùng đó, đã bắt đầu có ý thức tập luyện thể thao”.

Trước đó, chị Hương cũng dạy con về giới tính cơ bản, chuyên sâu; tìm hiểu về các chất có thể gây nghiện, về an toàn khi tham gia giao thông; dạy con đi xe buýt, về đồng tiền, làm việc nhà,…

“Tôi muốn con có thể sống tự lập nên chủ động trang bị cho con các kiến thức. Hy vọng các bạn nhỏ sẽ có môi trường tốt để tìm được điểm mạnh, giảm thiểu điểm yếu và đặc biệt luôn được cảm thấy hạnh phúc khi đi học, đi chơi và ở nhà”, chị Hương chia sẻ.

Thanh Hùng

Đại gia phố cổ dạy con làm người tử tế

Đại gia phố cổ dạy con làm người tử tế

"Coi trọng việc học của con cái, khoảng những năm 50, cậu mợ đã cho tôi theo học các thầy giỏi bậc nhất Hà thành thời bấy giờ”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dạy con gái 3 điều để thích ứng với thời cuộc

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dạy con gái 3 điều để thích ứng với thời cuộc

Trong phần giao lưu với sinh viên diễn ra sáng nay 6/3, thông qua câu chuyện dạy cô con gái của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ 3 điều mà các bạn trẻ cần có để thích ứng với thời cuộc.

9 nguyên tắc vàng trong nuôi dạy con, bậc cha mẹ nào cũng gật gù vì quá đúng

9 nguyên tắc vàng trong nuôi dạy con, bậc cha mẹ nào cũng gật gù vì quá đúng

Làm thế nào bạn có thể tìm được tiếng nói chung với con để có thể nuôi dạy một cách tốt nhất? Dưới đây là 9 lời khuyên từ các nhà tâm lý học dành cho bạn:

10 sai lầm khi dạy con mà các bậc cha mẹ vô tình mắc phải

10 sai lầm khi dạy con mà các bậc cha mẹ vô tình mắc phải

Dạy con thành người chưa bao giờ là một công việc đơn giản, chính vì vậy, vẫn có rất nhiều những bậc cha mẹ có những hành động hay lời nói vô tình làm ảnh hưởng tới việc nuôi dạy một đứa trẻ.

Bức thư của cậu bé tự sát 2 lần không thành cảnh tỉnh mỗi bà mẹ về cách dạy con

Bức thư của cậu bé tự sát 2 lần không thành cảnh tỉnh mỗi bà mẹ về cách dạy con

Bất cứ người làm cha mẹ nào khi đọc được bức thư này đều sẽ phải suy nghĩ lại về cách nuôi dạy con của mình.