{keywords}
Các em học sinh tham gia thảo luận nhóm trong một tiết học Lịch sử

“Ở BIS Hanoi, môn Lịch sử với học sinh được coi là một quá trình khám phá và phân tích không ngừng. Các em học sinh không chỉ được học kiến thức nâng cao theo chương trìnhGiáo dục Trung học Quốc tế IGCSE (International General Certificate of Secondary Education) mà còn rèn luyện kỹ năng thông qua các phương pháp học tập phong phú và đa dạng. Chúng tôi mong muốn đảm bảo rằng mỗi lớp học Lịch sử đều được xây dựng với “trần cao” và “sàn vững”.

“Trần cao” - Khoảng rộng của kiến thức và thử thách dành cho học sinh

Thầy Bradley cho biết chương trình học của trường khuyến khích các em học sinh luôn sẵn sàng với mọi thử thách và không ngừng đặt mục tiêucho sự tiến bộ và kết quả học tập của bản thân. Những chủ điểm nâng cao trongGiáo trìnhIGCSE yêu cầu các em học sinh phải thật sự tập trung và vận dụng những kĩ năng tư duy phân tích vào bài học. Ví dụ, các em được tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Thế Giới thứ 2 và vận dụng tư duy phản biện để tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố lịch sử của sự kiện này.

Hoạt động nhóm cũng rất được chú trọng trong tiết học Lịch sử bởi đây là dịp để các em học sinh có thể thảo luận cũng như tranh luận về các chủ đề khác nhau. Thầy Bradley cho rằng bản chất của Lịch sử không phải là một “sản phẩm đã hoàn thiện” và việc học mônLịch sửchính là một quá trình khám phá và phân tíchkhông ngừng.

{keywords}
Thầy Bradley Minchin (trái) giảng bài cho học sinh trong một tiết học Lịch sử

Ở BIS Hà Nội, các em học sinh lớp 8 đã có thể tự mình phân tíchviệc những quan điểm và góc nhìn khác nhau về một sự kiện lịch sử có thể dẫn tới những“phiên bản quá khứ” khác nhau. Học sinh được học cách đánh giá điểm mạnh của những lập luận khác nhau về những chủ điểm lớn trong lịch sử thế giới, ví dụ như lý do tại sao việc buôn bán nô lệ lại được bãi bỏ. Các em cũng được tìm hiểu về cách các nhà sử học cập nhật thông tin lịch sử với những dữ liệu và bằng chứng mới nhất.

Những kiến thức và kĩ năng này sẽ giúp các em có thể bắt kịp với môn Lý thuyết của Nhận thức (Theory of Knowledge - ToK), một môn học trọng yếu trong Chương trình học lấy Bằng Tú Tài Quốc Tế IBDP (International Baccalaureate Diploma Programme)dành cho học sinh độ tuổi từ 16 đến 19.

Theo thầy Bradley, một điều đặc biệt nữa về chương trình giảng dạy tại BIS Hà Nội đó là sự linh hoạt. Ở trường, giáo viên không bắt buộc phải dạy theo những chủ điểm được quy định sẵn. Vì vậy, các giáo viên đã tự lựa chọn những chủ đề phù hợp và thú vị nhất đối với các em học sinh, bao gồm rất nhiều chủ điểmcủa lịch sử thế giới từ thời cổ đại đến thế kỷ 20. Ví dụ, đối với khối 12 và 13, học sinh tập trung vào những chủ đề như Đức Quốc xã, Chiến tranh Lạnh và Cuba dưới thời anh em Fidel Castro.

Ngoài ra, học sinh còn được tìm hiểu một cách chi tiết về những vấn đề gây tranh cãi trong lịch sử, như tại sao Sa hoàng Nicholas II có thể giữ được ngai vàngsau Cách mạng Nga (1905) nhưng lại thoái vị vàoCách mạng Nga tháng 3 năm 1917? Đây là một ví dụ về những câu hỏi mở, đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích và đánh giá các lập luận khác nhau.

Bên cạnh những tiết học trên lớp, các em học sinh còn được khuyến khích tìm hiểu về lịch sử của gia đình để hiểu thêm về nguồn gốc và tổ tiên của mình.

“Chúng tôi cũng khuyên các em nên nắm bắt cơ hội học hỏi mỗi khi có dịp đi du lịch, dù là trong nước hay nước ngoài. Những chuyến đi sẽ giúp các bạn trẻ hiểu biết thêm về quá khứ cũng như hiện tại của những địa danh mà mình tới”, thầy Bradley chia sẻ.

“Sàn vững” -Sự hỗ trợ và tạo điều kiện học tập từ trường học và đội ngũ giáo viên

Với những học sinhtrường BIS Hà Nội mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, việc học Lịch sử đã giúp các em cải thiện khả năng tiếng Anh một cách đáng kể nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình giáo dục quốc tế bậc đại học.

“Chúng tôi chủ động điều chỉnh các bài học và phương pháp giảng dạy của mình để đảm bảo mọi rào cản về mặt ngôn ngữ đều bị xóa bỏ. Tất cả các giáo viên trong Khoa Lịch sử đều được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc giảng dạy những học sinh sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Chúng tôi dùng phương pháp học tích hợp ngôn ngữ và nội dung, gọi tắt là CLIL (Content and Language Integrated Learning), để lên giáo án và giảng bài trên lớp. Như vậy, kiến thức và hiểu biết về Lịch sử của học sinh được nâng cao song song với khả năng ngôn ngữ. Việc học môn Lịch sử còn tạo điều kiện cho học sinh luyện tập tiếng Anh bằng nhiều hình thức khác nhau, như viết báo cáo, thuyết trình và thảo luậnnhóm.

{keywords}
Học sinh chuẩn bị cho bài tập thuyết trình nhóm

Chuyển đến BIS Hà Nội từ các trường công lập tại Hàn Quốc và Việt Nam, em Jung Eun Ji (Lớp 13) và Nguyễn Hà Minh (Lớp 11) cảm nhận được một sự thay đổi rõ rệt trong phong cách giảng dạy và học tập qua những tiết học Lịch sử. Ban đầu, cả hai em đều gặp khó khăntrong việc sử dụng tiếng Anh và chỉ có thể hiểu được một phần của bài giảng. Tuy nhiên, sau thời gian học tập trong môi trường quốc tế, đặc biệt là ở lớp Lịch sửhọc sinh phải đọc và viết bằng tiếng Anh học thuật, Hà Minh và Eun Ji nhận thấy bản thân tiến bộ rất nhiều về khả năng ngôn ngữ.

Bên cạnh cơ hội rèn luyện tiếng Anh, theo Hà Minh, với môn Lịch sử, các em còn được dạy cách đánh giá tính đa chiều của một sự vật hay sự việc, phân tích các nguồn thông tin và xây dựng luận điểm trong bài tiểu luận. Đây là những kĩ năng sẽ giúp ích cho các em rất nhiều khi học lên bậc đại học.

“Môn Lịch sử dạy chúng em biết nhìn nhận cả hai mặt của một vấn đề và đưa ra những dẫn chứng cho cách hiểu của chính mình. Không phải môn học nào cũng cho phép chúng em được tự do phân tích và đưa ra lập luận của riêng mình như vậy,” Hà Minh chia sẻ.

“Tại BIS Hà Nội, em được học về lịch sử của nhiều quốc gia trên thế giới và được tự do chia sẻ ý kiến ​​với các bạn cùng lớp, những người có quốc tịch và góc nhìn văn hóa rất khác nhau,” Eun Ji nói. 

Trường Quốc Tế Anh Hà Nội (BIS Hanoi)

Đường Hoa Lan, Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội, Vietnam

+844 3946 0435/Ext: 222

bishanoi@bishanoi.com

www.bishanoi.com

Facebook page: https://www.facebook.com/BIS.Hanoi/

Lệ Thanh