Đây là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II.

Hội thảo diễn ra trong 02 ngày (28 và 29/10) với sự tham dự của các học giả, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đến từ Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Đan Mạch, Canada, Australia, Iceland, Ấn Độ, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Latvia và Việt Nam, cùng toàn thể giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện Chính trị khu vực II.

Tại phiên tổng thể, các tham luận về “tài chính sáng tạo cho đầu tư cơ sở hạ tầng thành phố ở châu Á bằng cách tăng tỷ suất lợi nhuận từ doanh thu thuế lan tỏa” của GS Naoyuki Yoshino - Hiệu trưởng và CEO Viện Nghiên cứu phát triển châu Á (ADBI), Nhật Bản; về “lãnh đạo công: những thách thức trong nghiên cứu và các chương trình đào tạo” của GS Richard Callahan - ĐH San Francisco, Hoa Kỳ, đã được trình bày để các đại biểu tham dự hội thảo cùng thảo luận.

{keywords}
PGS, TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện CTQG Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội thảo

Trong khuôn khổ của hội thảo, nhiều phiên thảo luận song song theo chủ đề cũng được tổ chức để làm sâu sắc nội dung hội thảo. Cụ thể là bao gồm 2 phiên về vốn nhân lực (cách tiếp cận mới để tăng cường lực lượng lao động ngành nghề, chính sách giáo dục, đào tạo và xã hội hóa tại Việt Nam; 2 phiên về phát triển bền vững (từ hoạch định chính sách đến thực tiễn lãnh đạo, thách thức giữa đô thị và nông thôn); 2 phiên về lãnh đạo trong kỷ nguyên mới (chuyển hóa và thay đổi, thách thức toàn cầu và địa phương); bên cạnh đó là các phiên về: Quy trình hoạch định chính sách: các bên liên quan và vai trò trong bối cảnh Việt Nam; Đối tác công - tư: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam; Đổi mới xã hội và chính sách xã hội ở Việt Nam; Lãnh đạo công chúng và chính trị; Công nghệ trong hoạch định chính sách công.

{keywords}
PGS, TS Phạm Minh Tuấn - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II phát biểu tại phiên Diễn đàn

Ban tổ chức Hội thảo cũng tổ chức Diễn đàn Lãnh đạo học và chính sách công. Phát biểu tại diễn đàn của Hội thảo, PGS, TS Phạm Minh Tuấn - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II đánh giá cao sáng kiến tổ chức sự kiện này của Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu. Đây là hoạt động hợp tác rất có ý nghĩa giữa Học viện Chính trị khu vực II với Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).

{keywords}
PGS, TS Phạm Minh Tuấn - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II phát biểu tại phiên bàn tròn Chính sách công

PGS, TS. Phạm Minh Tuấn hy vọng đây là bước khởi đầu tốt đẹp để mở ra khả năng hợp tác tiếp theo giữa Học viện Chính trị khu vực II với các nhà khoa học tham gia Hội thảo cũng như với Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu; là biểu hiện cụ thể nhất cho tiến trình đồng thuận và kết nối giữa các bên.

Theo PGS. TS Nguyễn Viết Thảo - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã được nhiều thành công và thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, tạo ra thế và lực mới cho quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trước nhiều thách thức.

{keywords}
Toàn cảnh hội thảo

Trong những năm tới, Việt Nam phải thực hiện thành công nhiều mục tiêu, nhiệm vụ to lớn và nặng nề, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, từng bước trở thành quốc gia phát triển; xây dựng đất nước theo hướng phát triển bền vững; bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Tất cả những điều đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, quản lý của Việt Nam phải có tư duy mới, tầm nhìn mới và phong cách hoạt động mới trong lãnh đạo và quản lý.

PGS. TS Nguyễn Viết Thảo cũng cho rằng, trong bối cảnh thế giới thay đổi phức tạp, nhanh chóng, không quốc gia nào có thể phát triển được nếu không đặt mình vào trong bối cảnh đó. Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế hội nhập sâu với kinh tế toàn cầu; đồng thời, sự hội nhập trên các lĩnh vực khác, từ văn hóa - xã hội, an ninh, chính trị… cũng ở mức độ toàn diện, sâu sắc. Vì vậy, việc đổi mới tư duy, tầm nhìn, phong cách lãnh đạo, quản lý càng trở nên cấp thiết hơn đối với các cấp lãnh đạo, chính quyền.

Hiện Học viện Chính trị khu vực II đã và đang triển khai nhiều chương trình, từ đào tạo cơ bản đến bồi dưỡng thường xuyên nhằm tăng cường kỹ năng lãnh đạo, tầm nhìn cho các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý.

Phi Hùng (HVCTKVII)