Cụ thể, Thủ tướng đã đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội suy nghĩ thiết kế và đề xuất một “hiệp ước xã hội”- đó là cơ chế hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và Chính phủ trên các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm để gắn kết nội dung, chất lượng đào tạo nhân lực kỹ năng cao với nhu cầu thị trường và nền kinh tế.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ được tham gia xây dựng nội dung đào tạo, cử cán bộ tham gia đào tạo, tiếp nhận học viên thực tập liên thông doanh nghiệp - nhà trường trong quá trình đào tạo học viên khi tốt nghiệp.

Nhà trường tập trung tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao chất lượng chuyên môn, tiếp cận kỹ năng mới từ doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng giảng dạy, trang thiết bị học tập, thực hành.

Còn Chính phủ sẽ thực hiện chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp nào tích cực tham gia đào tạo, sử dụng nhiều học viên từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam". Ảnh: VGP

Thủ tướng nêu rõ, giáo dục nghề nghiệp là sự nghiệp có ảnh hưởng đến thành bại của công cuộc phát triển một quốc gia trong quá trình chuyển đổi.

Thủ tướng khẳng định, trong quá trình tiến tới tự chủ của các trường nghề, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ. Mặt khác, các địa phương phải cũng phải có cơ chế ưu đãi cho trường nghề và doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp.

Thủ tướng cũng lưu ý, các tỉnh, thành phố, các địa phương có trường đào tạo nghề cần ưu tiên các dự án có sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, ví dụ dành 10 -15% các dự án trên địa bàn, từ đó có thể gắn kết nhà trường và doanh nghiệp, đồng thời gián tiếp vào quá trình đào tạo nhân lực.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành đề xuất các mô hình mới về đào tạo nghề, thí điểm mô hình đào tạo học sinh sau trung học cơ sở học vào học cao đẳng… Xây dựng cơ sở dữ liệu mở giáo dục nghề nghiệp quốc gia để dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm, nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo.

Hải Nguyên

Để giáo dục nghề nghiệp phát triển, xã hội cần thay đổi cả các chính sách tôn vinh

Để giáo dục nghề nghiệp phát triển, xã hội cần thay đổi cả các chính sách tôn vinh

“Không chỉ dựa vào những yếu tố có tính hình thức như bằng cấp, mà tôn vinh bằng giá trị, kỹ năng và đóng góp, cống hiến của từng người thì giáo dục nghề nghiệp sẽ được đẩy mạnh phát triển”.