Đồng tình với nhận định “Quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã đề cập trong bài viết mới đây, PGS.TS Đỗ Thế Tùng - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, dẫn lại thực tiễn: Sở dĩ có người nghĩ rằng, kinh tế thị trường đối lập với chủ nghĩa xã hội là do họ chỉ nghĩ tới kinh tế thị trường tự do cạnh tranh mà quên rằng Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đang phát triển nền kinh tế hỗn hợp, tức là kinh tế thị trường có sự quản lý hay điều tiết của Nhà nước.

Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra, đặc trưng cơ bản, thuộc tính quan trong của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

{keywords}
Với việc phát triển và vận hành mô hình kinh tế dựa trên đặc điểm của mình, Việt Nam là “ngôi sao đang lên” trong khu vực, tham gia hội nhập sâu rộng, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Ảnh Trần Thường

"Trước đây, người ta đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển. Ngày nay tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, làm giàu phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập quá xa giữa các tầng lớp nhân dân thì mới được coi là phát triển, mà tăng trưởng đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội là một trong những nội dung cốt lõi của định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy là định hướng xã hội chủ nghĩa đã nảy sinh chính từ sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại chứ không phải chúng ta ghép định hướng XHCN vào kinh tế thị trường một cách khiên cưỡng. Kế thừa yếu tố tiến bộ, nhằm tiến tới bảo đảm cho mọi người, ai cũng có việc làm, ai cũng được học hành, được ấm no và sống một đời hạnh phúc như cách diễn đạt mộc mạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội", PGS.TS Đỗ Thế Tùng phân tích.

{keywords}
Năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh Trần Thường

Thực tế cho thấy, với việc phát triển và vận hành mô hình kinh tế dựa trên đặc điểm của mình, Việt Nam là “ngôi sao đang lên” trong khu vực, tham gia hội nhập sâu rộng, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 9 bậc trong Báo cáo Thương hiệu Quốc gia 2020 do Hãng định giá thương hiệu Brand Finance thực hiện, với nhận định “Đây là thương hiệu quốc gia trong nhóm tăng hạng mạnh nhất, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu”. 

Trần Thường