Ngành chăn nuôi vịt là một trong năm ngành hàng được Đồng Tháp đưa vào trong  Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.

Năm 2020, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi vịt ước đạt hơn 1.019 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2017. Hai tháng đầu năm 2021, tổng đàn vịt của tỉnh phát triển gần 4 triệu con.

Hằng năm, ngành hàng vịt của tỉnh cho sản lượng trên 273 triệu trứng và sản lượng thịt hơi xấp xỉ 9.000 tấn/năm. Giống vịt chủ yếu là vịt TC (Cổ Cò) - giống chuyên đẻ trứng -  chiếm hơn 90%.

{keywords}
 Việc chăn nuôi nhỏ lẻ cũng là một nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm dễ lây lan, bùng phát. Ảnh minh họa: Nguyễn Thảo

Các vùng tập trung nuôi vịt nhiều nhất là: Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười và Hồng Ngự.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vịt của tỉnh cũng đối mặt với nhiều vấn đề. Khi bắt tay vào tái cơ cấu ngành hàng, ngành nông nghiệp phải đương đầu với nhiều bài toán khó khăn như: Làm thế nào để quản lý dịch bệnh cho đàn vật nuôi khi đàn vịt di chuyển liên tục từ cánh đồng này sang cánh đồng khác; giải pháp nào để những người nuôi vịt chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi an toàn sinh học; tìm đầu ra, thị trường cho sản phẩm một cách lâu dài…

{keywords}
 

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Mới cho hay, gia đình ông nuôi vịt đẻ chạy đồng hàng chục năm.
Ông Phan Văn Mỹ (Phong Mỹ, Cao Lãnh) - người nuôi vịt chạy đồng hơn 10 năm nay, cho biết việc đổi sang phương thức nuôi vịt rọ sẽ hiệu quả hơn vì nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, có liên kết-tiêu thụ, cũng như tham gia vào các chuỗi truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, sản lượng và chất lượng sản phẩm ổn định hơn vì có thị trường tiêu thụ bền vững.Vài năm trở lại đây, những hộ tiên phong chuyển đổi phương thức chăn nuôi vịt đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Những năm gần đây cách nuôi này không còn hiệu quả, do một năm làm 3 vụ lúa, thời gian lưu vịt ngắn. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật nên nguồn thức ăn cạn kiệt, chất thải nông nghiệp nhiều. Những yếu tố đó tác động đến sản lượng và chất lượng trứng vịt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

 
 

Khi chuyển phương thức chăn nuôi, từ chạy đồng sang nuôi rọ - nhốt lại một chỗ và cho ăn thức ăn công nghiệp (kỹ thuật mới này dân trong nghề gọi là cho vịt nằm rọ đẻ trứng). Hình thức này mang lại hiệu quả cao, vịt đẻ trứng có chật lượng cao, an toàn,  bán được giá.

Bước đầu ông đầu tư 7.000 con vịt nuôi rọ theo kiểu bán công nghiệp, trên diện tích 1.500m2. Sau một thời gian thấy vịt đẻ đều và cho trứng sạch. Ông quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại theo mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín, hệ thống máng nước tự động cho vịt uống. Trong đó có 2 khu vực trải đệm sinh học nuôi 10.000 con vịt theo quy trình VietGAP.

Vịt được tiêm phòng định kỳ, dịch bệnh được khống chế, tất cả thức ăn và nước uống đều được kiểm soát chặt chẽ và được cập nhật đều đặn trong nhật ký sản xuất hàng ngày.

{keywords}
 

Năm 2017, trang trại nuôi vịt sinh học của ông Mới được Sở Công thương TP Hồ Chí Minh gắn mã vạch truy xuất nguồn gốc trứng vịt, trở thành trang trại trứng vịt đầu tiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Cơ sở đang cung cấp bình quân hơn 456.000 quả trứng/tháng vào Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ông Nguyễn Phước Thiện - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, đến nay tỉnh đã thành lập 5 tổ hợp tác chăn nuôi vịt rọ với 25 thành viên, tổng đàn nuôi hơn 150.000 con.

Các cơ sở gia cầm tập trung có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ, giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi.

Đồng thời, các cơ sở liên kết với các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi và Công ty Vĩnh Thành Đạt thu mua trứng vịt. Từ đó, chi phí đầu vào giảm, chất lượng trứng tốt nên giá bán sản phẩm cao hơn từ 150-250 đồng/quả trứng so với các nông hộ nuôi vịt chạy đồng hoặc không có liên kết sản xuất-tiêu thụ.

Như Sỹ - Ảnh Nguyễn Thảo