Báo cáo về việc thực hiện Tuyên bố Hà Nội giai đoạn 2018-2021, ông Nguyễn Bá Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cho biết tại Đại hội ASOSAI lần thứ 14 do phía Việt Nam đăng cai, lần đầu tiên, Tuyên bố Hà Nội ra đời với thông điệp chính “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” đã trở thành văn kiện quan trọng của ASOSAI về tầm nhìn chiến lược cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Từ 16 báo cáo của 14 SAI trên tổng số 47 SAI thành viên, một Ủy ban và một Nhóm công tác ASOSAI, có tổng số 60 cuộc kiểm toán môi trường đã được thực hiện chủ yếu dưới loại hình kiểm toán hoạt động, chủ đề hết sức đa dạng và bao trùm lên hầu hết tất cả các lĩnh vực môi trường, như quản lý chất lượng không khí, biển, tài nguyên nước; xử lý chất thải, quản lý chất thải y tế; quan lý phế liệu nhập khẩu, năng lượng tái tạo; bảo tồn thiên nhiên, chống tình trạng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và suy thoái đất...

{keywords}
Đẩy mạnh việc chia sẻ kiến thức và phát triển năng lực trong cộng đồng ASOSAI đối với lĩnh vực Kiểm toán môi trường về phát triển bền vững.

Ngoài ra, các SAI cũng đã thực hiện 35 cuộc kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong giai đoạn 2018-2021. Chủ đề kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực có ý nghĩa to lớn trong việc mang lại giá trị và lợi ích cho người dân, như nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe và cung cấp dịch vụ phúc lợi cho người dân; phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục công; cung cấp an ninh lương thực bền vững; quản lý tài chính quốc gia bền vững; quản lý bền vững chính sách dân số và nhân khẩu học…

“Điều này chứng minh sự cống hiến của các SAI trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, đặc biệt là Mục tiêu 16-Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp trong bối cảnh thế giới biến động không ngừng như hiện nay,” ông Dũng phát biểu.

Tại cuộc họp, nhóm công tác ASOSAI về SDGs dự kiến sẽ hoạt động cho đến khi kết thúc Chương trình Nghị sự của Liên hợp quốc vào năm 2030 và có thể được gia hạn nếu cần thiết. Các mục tiêu chiến lược của nhóm, gồm đẩy mạnh việc chia sẻ kiến thức và phát triển năng lực trong cộng đồng ASOSAI đối với lĩnh vực Kiểm toán môi trường về phát triển bền vững; thực hiện các SDGs và giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu.

Quyết Thắng