Số liệu thống kê của tỉnh Bình Định cho thấy, cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Định năm 2020: nông, lâm nghiệp và thủy sản 27,6%; công nghiệp - xây dựng 28,6%; dịch vụ 39,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,5% (so với năm 2015: nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 3,7%; dịch vụ giảm 0,1%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,3%). Năng suất lao động xã hội tăng bình quân hàng năm 6,5% (Kế hoạch tăng 6,06%).

Số liệu thống kê cho hay, tăng trưởng Tổng sản phẩm địa phương bình quân giai đoạn 2016-2020 thấp hơn 1,6% so với Kế hoạch.

{keywords}
GRDP tỉnh Bình Định bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4%

 

Trong nhiệm kỳ vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định, việc thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, làm động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ đồng hành phát triển, tạo ra giá trị sản xuất có tỷ lệ giá trị gia tăng cao và khối lượng sản phẩm có thương hiệu mạnh trên thị trường khu vực, hướng tới mục tiêu xuất khẩu nằm trong chuỗi cung ứng quốc tế còn hạn chế nhất định, chưa đạt như kỳ vọng. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh chưa cao, chưa có doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tạo đột phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Tính đến 31/12/2019, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 5.756 doanh nghiệp (trong tổng số 6.441 doanh nghiệp; như vậy, có 685 doanh nghiệp không có phát sinh các hoạt động kinh tế). Trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm 97,4% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh (số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 94%).

Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 9,13%/năm (Kế hoạch tăng 12,5%). Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 9,26%/năm (Kế hoạch tăng 12,0%). Do đó, chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng còn chậm. Năm 2020 so với năm 2015, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng trong GRDP tăng 3,7% (Kế hoạch tăng 6,6%).Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP năm 2020 so với năm 2015 tăng 3% (Kế hoạch tăng 4,7%).

Ngoài ra, do tác động tiêu cực của Dịch bệnh Covid-19, ước tính năm 2020 khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng rất thấp (ước đạt 3,1%), làm cho tăng trưởng bình quân 5 năm 2016-2020 của khu vực dịch vụ chỉ đạt 6,16% (Nghị quyết Đại hội XIX tăng 6,5%), (không tính năm 2020, tăng trưởng bình quân 4 năm 2016-2019 của khu vực dịch vụ đạt 6,94%).

Tuy mức tăng trưởng chưa đạt như kỳ vọng, nhưng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4% ghi nhận nỗ lực lớn của tỉnh Bình Định trong chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua, quy mô nền kinh tế của tỉnh Bình Định thể hiện qua Tổng sản phẩm địa phương (theo giá hiện hành) ngày càng được mở rộng, năm 2015 đạt 55.957,9 tỷ đồng, đến năm 2020 ước đạt 88.389 tỷ đồng. Quy mô GRDP theo giá hiện hành đến năm 2020 gấp 1,58 lần so với 5 năm trước.

Năm 2015, quy mô GRDP theo giá hiện hành của Bình Định xếp thứ 7 trong 14 tỉnh/thành phố Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đến năm 2019, vị thứ của Bình Định không thay đổ
Với quy mô nền kinh tế và kết quả về tăng trưởng đạt được thời gian qua; đồng thời với việc một số dự án trọng điểm nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động và chuẩn bị triển khai trong thời gian tới, hoạt động sản xuất các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được kỳ vọng có nhiều động lực sớm phục hồi, phát triển sau dịch Covid-19.

Thủy Nguyễn