Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người chăn nuôi trên địa bàn các tỉnh, thành tập trung tái đàn vật nuôi để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng; nhằm ổn định hoạt động chăn nuôi và chủ động nguồn thực phẩm cung ứng ra thị trường.

Tuy nhiên, theo thông tin từ phòng Nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, năm nay nhiều hộ dân trên địa bàn huyện e ngại, chưa dám tái đàn gia cầm hoặc chỉ tái đàn cầm chừng. Vì thế, việc tái đàn ở các hộ chăn nuôi chậm hơn so với mọi năm.

{keywords}
 Nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên chưa dám tái đàn hoặc chỉ tái đàn cầm chừng vì e ngại dịch bệnh. Ảnh minh họa: Tuấn Anh

Ông Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cho biết, nguyên nhân là do giá gia cầm thấp và các trang trại vẫn còn tồn nhiều.

Bên cạnh đó, các vấn đề như: Dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cũng khiến người dân càng thận trọng khi tái đàn.

Phòng Nông nghiệp huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện bám sát cơ sở, khuyến cáo thận trong khi tái đàn nhưng vẫn cần duy trì đàn giống bố mẹ để bảo đảm đủ cung cấp con giống phục vụ nhu cầu tái đàn khi thị trường ổn định trở lại.

Ông Hòa cho biết thêm, ngay từ đầu năm, khi dịch cúm gia cầm bùng phát, phòng Nông nghiệp huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiến hành rà soát, thống kê tổng đàn gia cầm hiện có trên địa bàn, nhất là tại các trang trại, các cơ sở chăn nuôi tập trung và chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ dân để kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm hiệu quả.

Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, khuyến cáo bà con mua con giống đảm bảo có nguồn gốc; chủ động tiêm phòng đầy đủ, đúng định kỳ các loại vaccine phòng bệnh cho đàn gia cầm; thường xuyên tiến hành phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nhằm ngăn chặn kịp thời mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào địa bàn.

Đến thời điểm này, công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm cơ bản đạt được kết quả tốt, nguy cơ phát sinh dịch bệnh thấp.

{keywords}
 
{keywords}
 

Vậy nhưng, cơ quan chuyên môn vẫn tuyên truyền người chăn nuôi đầu tư số lượng tổng đàn phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc biệt không chủ quan với các loại dịch bệnh để bảo toàn tốt nhất đàn vật nuôi...

Gia trại chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Xuân Tuynh (xóm Bạch Thạch, Tân Kim) hiện nay đang bỏ trống. Ông Tuynh cùng gia đình đang tập trung vệ sinh, khử khuẩn khu vực nuôi nhốt.

Ông chưa tái đàn vì cuối tháng 1/2021, đàn gia cầm gồm 2000 con gà, vịt của gia đình bị chết, thiệt hại 200 triệu đồng.

Vì vậy, thời điểm này ông muốn đủ thời gian khử khuẩn chuồng trại và theo dõi tình hình dịch bệnh. Khi nào thích hợp, mọi thứ ổn định ông mới tái đàn.

Tại Hợp tác xã gà đồi Đông Thịnh ở xã Tân Khánh, đàn gà phát triển tốt nhưng các hộ chăn nuôi vẫn chưa tái đàn, chưa nhập gia cầm mới.

Theo ông Nguyễn Văn Thịnh – Giám đốc HTX gà đồi Đông Thịnh, hiện HTX vẫn còn tồn gà nuôi phục vụ Tết từ 8000 – 10.000 con, chưa kể các hộ chăn nuôi khác trong xã.

Ngoài ra, giá gà đang sụt giảm mạnh, thương lái chỉ trả từ 42 nghìn – 43 nghìn đồng/kg nên người chăn nuôi chưa muốn tái đàn.

Với giá gà lai, thương lái chỉ trả 42.000-43.000 đồng/kg. Như vậy là quá rẻ, người chăn nuôi bị lỗ nặng nên họ vẫn cố nuôi cầm chừng đợi giá gà nhích lên.

Anh Phương - Ảnh: Tuấn Anh