Ô nhiễm môi trường chăn nuôi hiện đang là vấn đề bức xúc tại nhiều vùng nông thôn. Ở nhiều địa phương, nguồn nước quanh các khu vực dân cư có các trang trại chăn nuôi trâu, bò, lợn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Các chất thải này nếu không được xử lý triệt để sẽ trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, dễ nảy sinh dịch bệnh, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ngược lại, nếu xử lý tốt chất thải chăn nuôi, sẽ bảo vệ được đàn gia súc, phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. 

{keywords}
Chất thải chăn nuôi là 1 trong các tác nhân lây lan dịch bệnh. 

Năm 2021, tình hình dịch bệnh gia súc diễn biến phức tạp. Hiện nhiều tỉnh thành vẫn đang phải ứng phó với dịch bệnh động vật, tác động đến kinh tế của người dân… Công tác giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi càng được chú trọng.

Mặc dù nhiều cơ sở chăn nuôi trên cả nước đã và đang áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi trên đệm lót sinh học, nuôi lợn, bò kết hợp trùn quế để xử lý phân chuồng nhưng tỷ lệ vẫn thấp. Số lượng cơ sở chăn nuôi không đạt chuẩn chiếm phần lớn, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ nhiều… Nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát dịch bệnh càng nhiều.

Bên cạnh các chính sách thúc đẩy chăn nuôi xanh, sử dụng thảo dược, men vi sinh để khử mùi hôi, nuôi gia súc, xây dựng mô hình sinh học xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nông hộ, chăn nuôi an toàn dịch bệnh.… để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường… năm 2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.

Theo đó, trường hợp vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng. Cụ thể, Nghị định quy định mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại.

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị phạt tiền với các mức phạt như sau: Từ 1-3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, từ 3-5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa, từ 5-7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, từ 5-7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa, từ 7-10 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi sẽ bị phạt tiền với mức phạt như nêu trên.

Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định cũng quy định mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ.

Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Ngoài ra, còn bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Minh Phúc