Trong những tháng đầu năm nay, Quảng Nam liên tiếp xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại huyện Phú Ninh, Thăng Bình. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng, ngành chuyên môn đã dốc sức ngăn chặn, không để dịch bệnh lây lan.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Công điện về việc tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm lây sang người.

{keywords}
 Ảnh minh họa: Diệu Bình

Công điện cũng nêu rõ việc tổ chức tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi đợt 1 năm 2021, diễn ra từ ngày 1.3 đến 31.3. 

{keywords}
 

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan khẩn trương phối hợp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực (vaccine nguồn dự trữ, vật tư, dụng cụ, hóa chất) để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

{keywords}
 

Phối hợp với Sở Y tế triển khai hoạt động phòng chống các chủng vi rút cúm gia cầm có khả năng lây sang người; cùng các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát và chỉ đạo phòng chống dịch.

Đối với địa phương đang có ổ dịch, UBND cấp huyện tập trung nguồn lực xử lý gia cầm mắc bệnh; thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc theo quy định.

Căn cứ kê khai hoạt động chăn nuôi của tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương chỉ đạo rà soát, thống kê toàn bộ đàn gia cầm thuộc đối tượng phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin trên địa bàn, tổ chức tiêm vaccine theo quy trình nuôi để đảm bảo miễn dịch bảo hộ cho đàn gia cầm.

Các địa phương hướng dẫn chủ chăn nuôi tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất; chủ động giám sát, kịp thời phát hiện trường hợp gia cầm có biểu hiện bệnh, nghi bị bệnh, báo cáo ngay cho nhân viên thú y hoặc chính quyền để báo cáo cơ quan chuyên môn cấp trên có biện pháp xử lý.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia cầm tại các chợ, điểm trung chuyển, tập kết gia cầm sống trên địa bàn để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan; đặc biệt lưu ý những đàn gia cầm có nguồn gốc từ địa phương đang có dịch.

Ngành chức năng phối hợp quản lý các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, điểm giết mổ gia cầm theo phương án phê duyệt của địa phương nhằm kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm trường hợp giết mổ gia cầm không đúng địa điểm quy định, giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc...

Duy Linh - Ảnh: Diệu Bình