Những năm gần đây dịch bệnh trên đàn vật nuôi đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, kinh tế người chăn nuôi trên địa bàn TP. Sông Công (Thái Nguyên).

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp tại một số địa phương, nhất là dịch cúm gia cầm H5N8, các ngành chức năng TP. Cao Bằng đã và đang tích cực chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống nhằm bảo vệ đàn vật nuôi trên 1,2 triệu con gia cầm của thành phố. 

{keywords}
Thực hiện tiêm phòng tập trung, dứt điểm từng xã, phường.

Từ ngày 15/9 đết hết 15/10, T.P Sông Công triển khai kế hoạch tiêm phòng đợt 2 cho đàn vật nuôi nói chung với tổng số trên 230.000 liều vắc xin, riêng cúm gia cầm là 187.000 liều. Việc tiêm phòng sẽ được thực hiện cuốn chiếu, tập trung, dứt điểm từng xã, phường.

Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố cũng sẽ cấp trên 1.300 lít hóa chất khử trùng, tiêu độc tại các vị trí có nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Trước đó, cơ quan chuyên môn của thành phố đã phối hợp với 10 xã, phường thống kê, rà soát số lượng vật nuôi trong diện cần tiêm để chuẩn bị đầy đủ vật tư, vắc xin. Tổ chức tuyên truyền công tác tiêm phòng tới các hộ dân. Thành lập tổ tiêm phòng và tổ chức tập huấn kỹ thuật tiêm phòng vắc xin cho các thành viên, đảm bảo đúng đối tượng và đạt hiệu quả.

Việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng, khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của người chăn nuôi. Chính quyền địa phương các cấp cần có các biện pháp chỉ đạo quyết liệt để đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm và phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi.

Xác định tiêm phòng là khâu chính, có ý nghĩa quyết định trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, các chủ chăn nuôi cần phải chấp hành thực hiện tốt công tác này để đảm bảo đàn vật nuôi của gia đình mình không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Bích Hạnh