UBND tỉnh Hưng Yên tại một phiên họp thường kỳ vừa xem xét, cho ý kiến về một số nội dung, phương hướng phát triển quan trọng. Trong đó có đề án phát triển CNHT của tỉnh tới năm 2025 định hướng đến năm 2030 do Sở Công Thương của tỉnh đề xuất.

{keywords}
Ảnh minh họa.

 

Vẫn chưa đủ lực tham gia vào chuỗi cung ứng

Hiện nay, ngành CNHT của tỉnh Hưng Yên đã hình thành khá rõ nét trong 6 lĩnh vực như: Cơ khí Chế tạo; Thiết bị điện - điện tử; Dệt may; Da giày; Sản xuất và lắp ráp ô tô; Sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.

Trong tổng số 193 dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, có 20 dự án thuộc ngành điện tử; 21 dự án thuộc ngành sản xuất, lắp ráp ô tô; 18 dự án thuộc ngành cơ khí chế tạo đã và đang sản xuất linh kiện, phụ tùng, chi tiết phục vụ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.

Bên cạnh các DN trong nước có năng lực sản xuất các sản phẩm linh kiện, thiết bị như: Công ty TNHH Hamaden Việt Nam, chuyên sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô; Công ty TNHH Dây và Cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam; Công ty TNHH Kosaka Việt Nam; Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh… thì còn có nhiều DN lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đầu tư vào các KCN của tỉnh cũng đã sản xuất các mặt hàng điện tử, cung cấp linh kiện. Điều đáng quan tâm là, số lượng các DN nước ngoài tuy ít hơn nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất CNHT, còn DN trong nước thì công nghệ lạc hậu và mới chỉ dừng ở sản xuất sản phẩm dân dụng, thiếu nhiều sản phẩm điện tử chuyên dụng, khả năng cạnh tranh thấp, do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vật tư, nguyên liệu nhập từ nước ngoài.

Ngành dệt may trên địa bàn tỉnh đang được đánh giá là ngành có giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của ngành công nghiệp tỉnh. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may cho các DN trên địa bàn tỉnh nói riêng có thể nhìn thấy rõ khi Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi như giảm, miễn thuế từ các hiệp định thương mại thì nguyên tắc xuất xứ về sợi và vải luôn được các đối tác đặt ra khắt khe. 

Cần thêm đòn bẩy

Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bản tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, Sở đã và đang tham mưu với tỉnh thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Rà soát quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với sản xuất và tiêu dùng bền vững.

{keywords}
Ảnh minh họa.

 

Đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 định hướng đến năm 2030; hoàn thành điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp bảo đảm phù hợp với điều kiện mới và những quy định của Chính phủ, sát với thực tiễn của tỉnh, có tính khả thi cao.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Tích cực tìm kiếm, vận động, lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín, kinh nghiệm triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy hoạch. 

Về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, phát huy hiệu quả các quy định của tỉnh về phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng lại danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư, có sắp xếp thứ tự ưu tiên gắn với các chính sách hỗ trợ đầu tư. Tạo sự hợp tác, liên kết, chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện, các dự án lớn, hàm lượng công nghệ cao. Nghiên cứu xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp, gắn kết giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, trung tâm đào tạo nghề và thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; tiếp tục cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp..

Minh Đức