Trước bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghip lần thứ 4 sẽ mang lại nhiều thách thức và cơ hội đối với ngành Cơ khí Việt Nam. Để thúc đẩy ngành Cơ khí Việt Nam phát triển bền vững, kiến nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành cần hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ và đủ mạnh để hỗ trợ phát triển ngành Cơ khí, đạt được mục tiêu đến 2035 đã đề ra.

{keywords}
THACO đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển cơ khí ô tô Việt Nam

 Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) cũng đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành cơ khí Việt Nam trong tương lai. 

 Cụ thể, giải pháp về chính sách, theo THACO, Hiện nay chính sách thuế nhập khẩu đang tồn tại bất cập rất lớn, đó là thuế suất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đang cao hơn thuế suất nhập khẩu linh kiện và thành phẩm, dẫn đến sản phẩm sản xuất trong nước chưa thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Do vậy, kiến nghị Chính phủ và các Bộ Ngành xem xét: miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được để giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp ô tô và cơ khí.

Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội trong năm nay sớm ban hành chính sách không tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với linh kiện phụ tùng ô tô sản xuất trong nước nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ô tô và công nghiệp cơ khí trong nước.

Giải pháp về liên kết các doanh nghiệp trong lĩnh vực Cơ khí: Triển khai các chương trình kết nối kinh doanh nhằm tăng cường liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và với các doanh nghiệp lớn trên thế giới để tạo dựng thị trường, tiếp cận, đầu tư đổi mới công nghệ, tiêu chuẩn hóa sản phẩm và tham gia chuỗi giá trị với các sản phẩm có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đủ sức cạnh tranh để xuất khẩu.

Giải pháp về nguồn nhân lực: Đề xuất các Bộ ngành liên quan có chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, đặc biệt là nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết kế chế tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D). Xây dựng cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và phát triển các chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với thực tiễn./.

  Khánh Vy