Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý 2/2019 với lợi nhuận sau thuế tăng mạnh hơn 60% so với cùng kỳ lên gần 240 tỷ đồng. Lũy kế lợi nhuận tăng 96% lên gần 406 tỷ đồng.

Một điểm nổi bật chưa từng có là hoạt động dịch vụ của ngân hàng này trong quý 2 tăng mạnh hơn 4,3 lần lên trên 99 tỷ đồng, còn tính trong 6 tháng tăng hơn 3,2 lần lên trên 142 tỷ đồng.

SeABank khởi sắc trong bối cảnh cả hệ thống ngân hàng Việt Nam có những chuyển biến rất tích trong 2 năm vừa qua với nợ xấu được xử lý ráo riết, tỷ lệ nợ xấu giảm trong khi lợi nhuận tăng vọt với rất nhiều gương mặt ghi nhận lợi nhuận ngàn tỷ ngay trong nửa đầu 2019.

SeABank không nằm ngoài những chuyển biến tích cực đó và cũng trong bối cảnh con gái bà Nguyễn Thị Nga vừa ngồi vào vị trí ghế nóng CEO trong hơn 1 năm qua. 

Trong năm 2019, ngân hàng này đặt kế hoạch đưa tổng tài sản tăng lên 156 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng đạt 818 tỷ đồng; nợ xấu dưới 3%. Trong ĐHCĐ 2019 vừa qua, SeABank dự kiến sẽ tăng vốn hơn 9.000 tỷ đồng, chuyển trụ sở chính và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) thay vì Upcom như kế hoạch trước đó. SeABank sẽ phát hành thêm hơn 133 triệu cổ phiếu mới (tương ứng với tỷ lệ thực hiện 17,31%) để tăng vốn lên 9.019 tỷ đồng.

Năm vừa qua, SeABank cũng có nhiều thay đổi nhưng chủ yếu về nhân sự. Hồi đầu năm, bà Nguyễn Thị Nga rời ghế chủ tịch SeABank sau 11 năm, thay vào đó là ông Lê Văn Tần. Bà Nga lui về giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT của SeABank kể từ ngày 12/4.

{keywords}
Bà Lê Thu Thuỷ

 Bà Nga từ rời trí cao nhất tại SeABank để điều hành BRG. Ngoài SeABank, bà Nga còn tham gia Ban quản trị/Ban điều hành tại hàng loạt doanh nghiệp trong "hệ sinh thái" BRG Group như Tập đoàn BRG, Công ty Intimex Việt Nam, Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát, Khách sạn Thắng Lợi, CTCP Du lịch dịch vụ Hà Nội.

Thay vào đó, con gái bà Nguyễn Thị Nga là Lê Thu Thủy (1983) ngồi vào ghế Tổng giám đốc SeABank, kiêm phó chủ tịch HĐQT.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Nga nổi bật ở các lĩnh vực khác như bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng, sân golf, gần đây là thương mại và ô tô.

Ngoài ra, theo tờ Nikkei Asian Review, Tập đoàn Sumitomo cùng với một số ông lớn khác như Mitsubishi, Toyota của Nhật cùng với Tập đoàn BRG của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga sẽ xây dựng một thành phố thông minh tại phía Bắc Hà Nội với tổng giá trị lên tới hơn 37 tỷ USD ngay trong năm nay.

Khởi công ngay trong tháng 8 tới, dự án dự kiến hoàn thành năm 2023 với sự tham gia của tổng cộng hơn 20 doanh nghiệp. Dự án có tổng diện tích hơn 2.000ha, trải dài hơn 11km.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều cổ phiếu trụ cột tăng giá giúp VN-Index tăng gần 7 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và họ “Vin” tăng mạnh. Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng lên đỉnh cao lịch sử.

Bên cạnh đó còn nhiều cổ phiếu blue-chips tăng mạnh như Sabeco, Hòa Phát, Vietcombank, Thế Giới Di Động, Petrolimex, Masan,...

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Theo MBS, thị trường đã vượt đỉnh ngắn hạn tháng 5 trong phiên hôm qua, bên cạnh đó thanh khoản cũng có sự cải thiện. Đó là những tín hiệu cho thấy thị trường khỏe. Về kỹ thuật, VN-Index đã vượt các ngưỡng cản quan trọng để hướng đến vùng tâm lý 1.000 điểm trong các phiên tới, sự dẫn dắt của nhóm Vingroup đóng vai trò là tín hiệu của thị trường lúc này, nếu tiếp tục có sự hỗ trợ từ các cổ phiếu lớn hoặc có sự đổi trụ thành công trong các phiên sắp tới, thị trường hoàn toàn có thể vượt ngưỡng tâm lý này.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/7, VN-Index tăng 6,54 điểm lên 994,95 điểm; HNX-Index tăng 0,32 điểm lên 106,76 điểm và Upcom-Index tăng 0,11 điểm lên 59,34 điểm. Thanh khoản đạt 200 triệu đơn vị, trị giá 5,1 ngàn tỷ đồng.

V. Hà