Theo các chuyên gia tài chính, khi muốn mua một chiếc xe, việc lựa chọn xe mới hay cũ việc đầu tiên phải suy nghĩ chính là các yếu tố như khả năng tài chính, mục đích sử dụng, điều kiện sử dụng xe, thường chạy ở ngoại thành hay nội thành, nhu cầu sử dụng nhiều hay ít…

Ngoài ra, kiến thức về xe hơi và khả năng nhận định các hỏng hóc và cách sử dụng xe hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mua xe. Với sự so sánh về các đặc điểm khi “sắm” xe mới và cũ, bài viết sẽ hỗ trợ người mua có thể đưa ra được quyết định phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân.

Xe mới: Chi nhiều tiền hơn để mua sự an tâm

Cái lợi khi mua xe mới, khách hàng khi chọn mua một chiếc ô tô mới, những cái “được” đầu tiên là bạn không cần phải quan tâm về chất lượng, các hỏng hóc và lịch sử xe đó. Khi mua xe, bạn sẽ được nhân viên bán hàng tư vấn và chỉ dẫn cụ thể các tính năng cũng như hướng dẫn sử dụng xe.

{keywords}
Mua xe mới, người dùng được nhận bảo hành đầy đủ cho xe và cảm thấy yên tâm hơn về chiếc xe đầu tiên của mình.

Hiện tại, phần lớn các hãng xe tại Việt Nam đều đưa ra chế độ bảo hành trong 3 năm hoặc 100.000km tùy điều kiện nào đến trước. Như vậy, bạn có thể yên tâm về máy móc, cũng như các thiết bị khác trên xe. Đặc biệt, các ngân hàng cũng thường xuyên có ưu đãi cho vay trả góp với khách hàng mua xe mới nên bạn sẽ bớt phải lo về chi phí nếu có thu nhập ổn định. Cuối cùng, bạn dễ dàng cá nhân hóa chiếc xe theo cá tính riêng của mình như lựa chọn màu sắc, các tùy chọn theo xe hoặc mua thêm phụ kiện và các gói độ xe.

Tất nhiên, để có được những lợi ích nêu trên, đồng nghĩa với việc bạn phải móc thêm hầu bao cho khoản mua xe mới. Cụ thể, bạn phải chi cho các loại phí mua xe như phí trước bạ, phí biển số, trong đó phí trước bạ hiện nay chiếm từ 10 – 12% giá trị chiếc xe (trừ xe bán tải chỉ chiếm 2% và sắp tới tăng lên 6%), ngoài ra bạn cũng không thể “mặc cả” giá với hãng xe mà chỉ đàm phán để thêm những sản phẩm cho xe.

Cần lưu ý là sau khi xe đã đứng tên của bạn, giá trị xe sẽ bị mất ngay 2-8% và theo thời gian thì tỉ lệ này sẽ lớn lên nhiều lần. Với cùng một số tiền, bạn chỉ có thể chọn từ 3 đến 4 mẫu xe trong phân khúc, vì thế, bất lợi của bạn là sẽ có ít lựa chọn về các mẫu mã và dòng xe khi mua xe mới.

Xe cũ: Kinh nghiệm bù tài chính

Đầu tiên là số tiền phải chi sẽ thấp hơn so với khi đầu tư một chiếc xe mới, lý do là qua thời gian sử dụng giá trị xe sẽ giảm, các loại thuế phí bạn phải đóng cũng thấp hơn nhiều, do đó bạn sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn về mẫu mã xe hơn. Trong trường hợp bạn là người am hiểu về xe hơi và nắm giá xe tốt, có thể bạn sẽ tìm được một chiếc xe với giá “hời” và chất lượng cao.

{keywords}
Để mua một chiếc xe hơi đã qua sử dụng, ngoài kinh nghiệm xem xe, người mua cũng cần tìm những nơi bán uy tín. 

Các khoản thuế phí khi mua xe cũng cũng rất thấp, ví dụ chi phí sang tên trước bạ chỉ 2%, bạn có thể yêu cầu chủ xe làm đăng kiểm và trả phí đường bộ trước khi lấy xe và giá xe cũng sẽ là thứ đầu tiên mà 2 bên thỏa thuận. Ưu điểm cuối cùng là khi mua được xe với giá “hời” đồng nghĩa việc bạn có thể bán hòa vốn với số tiền mua hoặc thậm chí có là có lãi.

Độ rủi ro cao hơn vì bạn có thể bị chủ xe “qua mặt” bằng việc giấu các hỏng hóc như sơn lại xe, làm đồng các chỗ móp méo trên thân xe hoặc thay phụ tùng kém chất lượng. Bạn cần xem rất kỹ lý lịch xe cũng như có kiến thức hiểu biết về xe cũ để tránh rơi vào trường hợp mất tiền oan.

Mua xe cũ nghĩa là bạn chấp nhận xe đã hết hạn bảo hành và có thể các chi tiết của xe đã bắt đầu gặp trục trặc, trường hợp này người mua cần xác định kỹ chi tiết nào đến tuổi cần thay và chi phí là bao nhiêu để việc mặc cả giá tốt hơn. Nếu đời xe quá cũ thì việc tìm phụ tùng thay thế cũng sẽ rất “gian nan” và ít khi nào bạn tìm được hàng mới 100%.

Khuyết điểm nữa khi mua xe cũ là các ngân hàng sẽ khó “hỗ trợ” bạn trả góp nếu xe đã có thời gian sử dụng từ 5 năm trở lên.

Với các ưu nhược điểm giữa việc mua xe mới và cũ đã phân tích, không thể nói hình thức mua nào tốt hơn mà còn tùy vào điều kiện tài chính cũng như nhu cầu sửa dụng cá nhân của từng chủ xe.

Tuy nhiên, điểm chung của cả hai hình thức này là bạn cần dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu về giá cả, độ bền, tính năng và hạn chế tâm lý gấp gáp khi mua xe để tìm được một chiếc xe có thể phục vụ tốt nhất cho yêu cầu của bản thân.

Theo sgtiepthi

'Ăn quả đắng' vì mua xe cũ còn nợ đăng kiểm

'Ăn quả đắng' vì mua xe cũ còn nợ đăng kiểm

Bị từ chối đăng kiểm, nhiều chủ xe mới biết chiếc xe vẫn còn "nợ" phí bảo trì đường bộ, nợ nộp phạt vi phạm giao thông do chủ xe trước đó chưa nộp.