Dự án phát triển khu dân cư cao cấp, trường đua ngựa và CLB đua ngựa”, quy mô 500ha, trên địa bàn 2 xã của huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, do Công ty CP địa ốc Hồng Phát (trụ sở chính tại xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà) làm chủ đầu tư, tổng vốn dự án 140 triệu USD. Đầu tháng 6/2008, UBND tỉnh Long An đã giao đất giai đoạn 1 là 273 ha cho Cty Hồng Phát.

Cty Hồng Phát đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp sổ cho khu đất. Đến năm 2011, Cty đã lập thủ tục tách sổ khu đất thành 13 sổ.

{keywords}
Sau rất nhiều năm, dự án liên doanh vẫn đang bị đình trệ 

Trước đó, đầu tháng 6/2007 Cty Hồng Phát và Cty China Policy Limited, (gọi tắt là Cty CPL), công ty con 100% vốn sở hữu của Chuang’s Consortium International Limmited (gọi tắt là Cty Chuang’s), địa chỉ tại Cay II, Road Town, Tortola, VG1110, BVI đã ký “thoả thuận khung” cùng họp tác triển khai dự án.

Hai bên thống nhất sẽ thành lập Cty liên doanh, phía CPL đã tạm ứng 15,6 triệu USD cho Hồng Phát để hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân có đất, trong giai đoạn 1 của dự án.

Tuy nhiên khi “thoả thuận khung” vừa ký kết thì 2 bên bắt đầu phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan quản lý Nhà nước đã vào cuộc để xử lý; trong đó Cục THA tỉnh Long An nhận uỷ thác THA của Cục THA TP.HCM đã cương quyết ra quyết định ngăn chặn, thậm chí là có giai đoạn ngăn chặn vô thời hạn 13 sổ đỏ của khu đất.

Thực tế, Cty CPL góp 15,6 triệu USD, là 1 phần nhỏ trong dự án. Do đó từ khi dự án bị “đóng băng” đến nay đã gây ra thiệt hại “khủng” cho Cty Hồng Phát.

Bị đối tác ngoại bỏ rơi, Hồng Phát một mình vận hành dự án, tách sổ khu đất thành 13 sổ rồi tiến hành các bước cần thiết để chính quyền tỉnh Long An không thu hồi dự án. Bằng thiện chí, Hồng Phát thương thảo hoàn trả khoản tiền mà CPL góp vốn vào dự án nhưng vẫn không giải quyết được. CPL còn tố cáo Chủ tịch HĐQT Cty Hồng Phát chiếm đoạt 15,6 triệu USD nhưng tháng 4/2010 cơ quan CSĐT Bộ Công an có văn bản kết luận, Cty Hồng Phát đã sử dụng tiền để đầu tư vào dự án, không có hành vi chiếm đoạt, đây là tranh chấp dân sự.  

CPL kiện Cty Hồng Phát ra Trung tâm trọng tài quốc tế. Hội đồng đã tiến hành họp, ra phán quyết, yêu cầu Cty Hồng Phát tiếp tục thực hiện các điều khoản của “thoả thuận khung”. Với phán quyết này chẳng khác nào một vụ “cưỡng hôn”, khi mà CPL và Hồng Phát đã mâu thuẫn kéo dài mà vẫn “ép” vào một vụ hợp tác.

Thậm chí công ty mẹ và con ty CPL 'dọa' khởi kiện Nhà nước Việt Nam theo hiệp định “bảo hộ đầu tư” mà Việt Nam ký kết với Vương quốc Anh. Thế nhưng trong 1 số cuộc họp với cơ quan chức năng để giải quyết tranh chấp, đại diện CPL đưa ra đề xuất, xin chia khu đất để mỗi bên tự thực hiện dự án.

Nghi vấn 15,6 triệu USD của đối tác đến từ “thiên đường thuế”

Từ vụ tranh chấp kéo dài tại dự án trường đua ngựa ở Long An, nhiều cơ quan vào cuộc để giải quyết, xác minh thì hé lộ ra nhiều nghi vấn xung quanh khoản tiền 15,6 triệu USD và công ty mẹ - công ty con là đối tác ngoại. 

Trước tiên là về công ty CPL, tài liệu của Bộ Công an xác minh cho thấy, Cty CPL là công ty con của Chuang’s, trụ sở đăng ký tại Vistra Corporate Services Centre, Wickhams, Cay II, Road Town, Tortola, VG1110, BIV. Hiện CPL không có thông tin về đầu tư, đăng ký kinh doanh và chưa được cấp phép hoạt động thương mại tại Việt Nam.

{keywords}
Hiện trạng dự án 

Tại thời điểm CPL và Hồng Phát ký “thoả thuận khung” thì Luật đầu tư 2005 của nước ta đã có hiệu lực thi hành. Trong đó, điều 46 quy định, nhà đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Qua xác minh, CPL đã không lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầu tư dự án tại chính quyền tỉnh Long An và nhiều cái “không” khác như: không xin phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, không mở tài khoản góp vốn khi chuyển tiền vào Việt Nam, không gửi hồ sơ đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy có thể đặt vấn đề về dòng tiền 15,6 triệu USD mà CPL đã góp vốn vào dự án trường đua ngựa. Số tiền này chuyển vào Việt Nam như thế nào? Và có thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam? CPL đầu tư tại Việt Nam có tư cách pháp nhân như thế nào?

Còn về công ty mẹ - Cty Chuang’s, có đăng ký trụ sở tại Bermuda, hoạt động trong lĩnh vực trung tâm thương mại, bất động sản, khách sạn cao cấp…Sau khi xác minh, Bộ Công an cho rằng, chưa có thông tin Chuang’s triển khai các hoạt động kinh doanh tại Bermuda lẫn BVI.

Theo nhiều tài liệu xác định, Bermuda, BVI, Cayman Islands… được coi là “thiên đường thuế”. Việc các Cty từ “thiên đường thuế” đầu tư vào Việt Nam hay các nước khác là bình thường, khi xảy ra tranh chấp được pháp luật nước sở tại bảo vệ hợp pháp, công bằng và đúng luật. Nhưng trong vụ tranh chấp dự án trường đưa ngựa tại Long An, pháp nhân công ty con CPL và công ty mẹ Chuang’s đến từ “thiên đường thuế” đều có nhiều nghi vấn, cần các cơ quan điều tra, làm rõ.

Tiếp tục làm rõ những 'trò ma' của đại gia Hứa Thị Phấn

Tiếp tục làm rõ những 'trò ma' của đại gia Hứa Thị Phấn

VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bà Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cao cấp HĐQT ngân hàng Đại Tín, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư phát triển Phú Mỹ) và 5 đồng phạm.

Trang Nguyên