Đây là một trong những phẫu thuật đỉnh cao thường chỉ được thực hiện ở các trung tâm lớn về mổ tim của Việt Nam và trên thế giới.

Trước đây, các ca phẫu thuật mạch vành tim thường được hỗ trợ của máy tuần hoàn cơ thể và phải ngừng tim nên tỷ lệ biến chứng, tử vong sau khi mổ sẽ cao.

{keywords}

Trong ca mổ, bệnh nhân không cần dùng máy tim phổi nhân tạo

Bệnh nhân nam L.H.V. (60 tuổi) nhập viện ngày 28/8 trong tình trạng đau thắt ngực khi gắng sức. Kết quả chụp động mạch vành phát hiện 3 nhánh động mạch đều bị hẹp nặng, chức năng co bóp kém, kèm theo những bệnh nền nguy hiểm gồm tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, ung thư tụy đã phẫu thuật và hóa trị.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định tiến hành phẫu thuật bắt cầu động mạch chủ và động mạch vành. Suốt ca mổ, tim bệnh nhân vẫn hoạt động, không dùng máy tim phổi nhân tạo.

Theo PGS-BS Nguyễn Văn Phan, cố vấn chuyên môn Bệnh viện quận Thủ Đức, việc không sử dụng máy tim phổi nhân tạo sẽ rút ngắn thời gian mổ, hạn chế biến chứng với phẫu thuật tuần hoàn ngoài cơ thể nhiều. Sau mổ từ 5 đến 7 ngày, bệnh nhân có thể xuất viện.

Trước đây, các ca phẫu thuật mạch vành thường được sử dụng với sự hỗ trợ của máy tuần hoàn cơ thể và phải ngừng tim nên tỷ lệ biến chứng, tử vong sau khi mổ sẽ cao.

Đức Toàn

2 bệnh viện hồi sinh người phụ nữ ngừng tim 60 phút

2 bệnh viện hồi sinh người phụ nữ ngừng tim 60 phút

Dù ngừng tim gần 60 phút nhưng nhờ sự phối hợp tốt giữa 2 bệnh viện, nữ bệnh nhân 28 tuổi đã hồi phục diệu kỳ, không để lại di chứng.