- Khi bị ho kéo dài hoặc có đờm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào việc hỗ trợ điều trị bệnh ho.


Khi bị ho, cơ thể thường mệt mỏi, khó chịu, xuất hiện cảm giác chán ăn. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý và ngon miệng sẽ giúp bệnh nhân ăn được nhiều hơn, góp phần quan trọng đẩy lùi bệnh ho.

Bệnh nhân nên uống nhiều nước để làm cho đờm loãng ra, giúp cơ thể dễ dàng đẩy đờm ra ngoài thông qua ho. Không chỉ thế, việc uống đủ nước sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng.

Bệnh nhân nên ăn các món có nhiều nước, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và đầy đủ chất dinh dưỡng như cháo, sữa, súp loãng... Ngoài ra, các món ăn giàu vitamin A và chất sắt như thịt bò, thịt lợn nạc, rau xanh rất có ý nghĩa trong quá trình hồi phục sức khỏe, tăng cường đề kháng cho bệnh nhân.

Các loại thực phẩm chứa vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa...) làm tăng khả năng giải độc, loại bỏ chất gây kích ứng ho. Cơ thể hấp thụ được vitamin C tự nhiên tốt hơn rất nhiều các loại vitamin C dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, các loại cam, bưởi, quất có chứa a-xít có thể làm tổn thương niêm mạc họng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. 

{keywords}


Nên ăn sò, ngao và củ cải trắng để tăng cường chất kẽm giúp nâng sức đề kháng của cơ thể. Đây cũng là những bài thuốc dân gian rất tốt để điều trị bệnh ho.

Mỗi sáng nên sử dụng một thìa nhỏ mật ong nguyên chất hoặc uống một cốc mật ong chanh đào giúp kháng khuẩn, phòng ho và đẩy lùi đau, rát cổ họng.

Dấm táo rất tốt cho người bị ho, viêm họng vì có thể diệt khuẩn, làm tăng khả năng miễn dịch và phòng ngừa bội nhiễm cho cơ thể.

Nên cho bệnh nhân ho ăn các loại thực phẩm được chế biến dưới dạng luộc giúp dễ tiêu hóa và hạn chế kích ứng niêm mạc họng. Người bị ho nên ăn nhạt vì muối có thể sẽ làm tăng tình trạng tích chất nhầy trong cổ họng.

Nếu trẻ em bị bệnh ho (nhất là ho gà) nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Không nên cho bé ăn thêm sữa ngoài vì các loại sữa ngoài có thể trở thành nguyên nhân tạo đờm khiến bé cảm thấy khó thở hơn.

Bệnh nhân bị bệnh ho nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tránh lây lan những loại bệnh lý khác cho người thân và những người xung quanh mình. 

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý và sạch sẽ giúp cho bệnh ho nhanh chóng được khống chế và đẩy lùi. Chính vì vậy, chúng ta nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho người bị ho để góp phần hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả nhất.   

Hà Nội: Tự chữa ho tại nhà, bé 2 tháng tuổi tử vong

Hà Nội: Tự chữa ho tại nhà, bé 2 tháng tuổi tử vong

Thấy con bị ho, khò khè nhưng cha mẹ nghĩ do thời tiết nên tự mua thuốc về điều trị, đến khi khó thở mới đưa nhập viện thì đã muộn.

Trị ho đúng cách cho trẻ

Trị ho đúng cách cho trẻ

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy - trưởng bộ môn Nhi ĐH Y Hà Nội, phụ huynh nên nắm rõ các biện pháp chăm sóc khi trẻ bị ho phù hợp với từng triệu chứng bệnh để đạt hiệu quả và an toàn cao nhất.

Khám sàng lọc ung thư tuyến giáp cho giáo viên Hà Nội

Khám sàng lọc ung thư tuyến giáp cho giáo viên Hà Nội

Từ tháng 11/2017 đến tháng 2/2018 Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt khám sàng lọc ung thư tuyến giáp miễn phí cho giáo viên trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, thành phó Hà Nội.

Quốc Khánh(tổng hợp).