Theo Ths.BS Đinh Hữu Việt - Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, vô sinh do không có tình trùng được hiểu là tình trạng trong mẫu tinh dịch khi xuất tinh không có tinh trùng.

“Thực tế có tinh trùng hay không phải dựa vào xét nghiệm, dựa vào khám lâm sàng rất là kỹ mới có thể chẩn đoán. Trong lâm sàng về nam khoa cũng như vô sinh hiếm muộn, chúng tôi thường chia nguyên nhân không có tinh trùng ra thành 2 nhóm nhỏ”, Ths.BS Hữu Việt nói.

Theo bác sĩ, nhóm thứ nhất là không có tinh trùng do đường dẫn. Tức là bản thân tinh hoàn sản xuất tinh trùng hoàn toàn bình thường nhưng do đường dẫn tắc nghẽn. Hoặc người đàn ông bị bệnh bất sản ống dẫn tinh hai bên. Đây là bệnh lý ống dẫn tinh hai bên không phát triển hoàn chỉnh, tinh trùng không thể di chuyển từ tinh hoàn (nơi sản xuất) đến tinh dịch, gây ra vô sinh nam.

{keywords}
 

“Không có đường dẫn, không có đường ống, tinh trùng không đưa ra bên ngoài được dẫn đến cặp vợ chồng đó không thể có con tự nhiên”, bác sĩ thông tin.

Những trường hợp tắc, không có tinh trùng do đường dẫn bị tắc với người trẻ, thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn tắc. Sau đó, bác sĩ sẽ nối thông 2 đầu với nhau và nếu thông được, bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội có con tự nhiên.

Trong trường hợp người chồng mắc bệnh bất sản ống dẫn tinh hay đường ống không có ống dẫn tinh mào tinh, chỉ có một cách duy nhất là chọc hút mào tinh lấy tinh trùng ra bên ngoài. Sau đó, tinh trùng này sẽ được kết hợp với trứng của người vợ để thụ tinh ống nghiệm, có con.

Nhóm nguyên nhân thứ 2, theo Ths.BS Đinh Hữu Việt, là người chồng không có tinh trùng do bản thân tinh hoàn sản xuất tinh trùng gặp vấn đề, còn gọi là vô tinh không bế tắc.

Nguyên nhân có thể do bất thường về gen về nhiễm sắc thể. Ví dụ ở đây, có thể do đột biến về nhiễm sắc thể, điển hình nhất là bệnh Klinefelter. Hội chứng Klinefelter là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh có một cặp nhiễm sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X.

Hội chứng Klinefelter có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tinh hoàn, dẫn đến nhỏ hơn tinh hoàn bình thường, có thể dẫn đến sản xuất testosterone thấp hơn. Hầu hết những người đàn ông mắc hội chứng Klinefelter sản xuất ít hoặc không có tinh trùng.

“Một nam giới có 47 nhiễm sắc thể XY, đột biến về gen AZF trên nhiễm sắc thể Y cũng có thể gây ra dị dạng không tinh trùng. Ngoài ra, có những nguyên nhân viêm teo tinh hoàn sau khi mắc chứng quai bị cũng dẫn đến không có tinh trùng, tinh hoàn ẩn”, Ths.BS Đinh Hữu Việt cho biết.

Cũng theo BS Việt, những bệnh nhân xạ trị hóa chất ở vùng sinh dục, tinh hoàn cũng ảnh hưởng đến tinh trùng. Với nhóm vô tinh không bế tắc, các bác sĩ thường tiến hành phẫu thuật, thủ thuật để tìm tinh trùng. Sau đó, lấy tinh trùng của người nam kết hợp với trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm để có con.

Lê Phương

Bộ Y tế đề xuất sinh con thứ 2 thưởng gần 9 triệu đồng

Bộ Y tế đề xuất sinh con thứ 2 thưởng gần 9 triệu đồng

Người dân ở vùng đang có mức sinh thấp nếu sinh con thứ 2 có thể được hỗ trợ ít nhất tương đương 2 lần mức lương tối thiểu vùng.