Trong một bức thư gửi cộng đồng y tế quốc tế, các bác sĩ, nhân viên y tế của hơn 70 bệnh viện tại 30 tỉnh thành tuyên bố tham gia phong trào bất tuân dân sự, nhằm phản đối chính quyền quân sự mới được thiết lập tại nước này.

Bức thư cáo buộc quân đội đang đặt lợi ích của chính mình lên trên người dân Myanmar, những người đang phải đối mặt với những khó khăn về y tế, kinh tế và xã hội giữa mùa dịch Covid-19. Bức thư cũng khẳng định giới y bác sĩ Myanmar không công nhận chính phủ quân sự, chỉ lắng nghe hay làm theo hướng dẫn từ một chính phủ do dân bầu.

{keywords}
Nhóm bác sĩ biểu tình phản đối chính phủ quân sự tại Myanmar hôm 3/2. Ảnh: Reuters

Theo Business Insider, hoạt động đình công của đội ngũ y tế là một phần trong các chiến dịch bất tuân dân sự trên toàn Myanmar, sau khi quân đội bất ngờ bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao khác thuộc đảng Liên minh quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Trước đó, người dân Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, đã đập các loại xoong nồi trong suốt buổi tối ngày 2/2. "Truyền thống của người Myanmar là xua đuổi tà ác hoặc nghiệp xấu bằng cách đập gõ vào các vật dụng bằng kim loại", San Tint, một cư dân Yangon, nói.

Còn theo Bangkok Post, các nhà hoạt động tại Myanmar đã thành lập một nhóm bất tuân dân sự trên Facebook, thu hút hơn 150.000 thành viên. Nhiều người dân còn sử dụng ứng dụng nhắn tin ngoại tuyến Bridgefy để tổ chức các hoạt động phản đối chính phủ. Ứng dụng này đã đạt tới hơn 600.000 lượt tải xuống chỉ trong vài giờ sau khi cuộc đảo chính xảy ra.

Toàn cảnh Cuộc chính biến tại Myamar

Việt Anh

Chính phủ quân sự Myanmar họp lần đầu sau chính biến

Chính phủ quân sự Myanmar họp lần đầu sau chính biến

Giới quân sự Myanmar đã có cuộc họp chính phủ lần đầu kể từ khi chính biến xảy ra ở nước này.

Mỹ bác can thiệp quân sự vào Myanmar

Mỹ bác can thiệp quân sự vào Myanmar

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, Mỹ chưa có ý định sử dụng các biện pháp quân sự nhằm vào Myanmar.