{keywords}
Đại diện các nước chụp ảnh chung tại COP26. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP và trang The Hill, thỏa thuận kêu gọi các nước đẩy mạnh tham vọng về biến đổi khí hậu bằng cách tăng cường các mục tiêu khí hậu 2030 vào cuối năm sau. Thỏa thuận cũng đặc biệt kêu gọi các nước cắt giảm 45% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris.

Các nước phát triển cũng đồng ý tăng ít nhất gấp đôi số tiền hỗ trợ cho các nước đang phát triển để thích ứng với những tác hại liên quan tới khí hậu vào năm 2025.

Lần đầu tiên, thỏa thuận đề cập tới than và nhiên liệu hóa thạch, song ngôn từ về chủ đề này đã giảm tông vào phút cuối do sự phản đối của Ấn Độ và Iran. Theo đó, từ "xóa bỏ dần than" được sửa thành "giảm dần than" và nhờ có thỏa hiệp này nên 197 quốc gia đã đồng ý ký vào thỏa thuận. Đây là được xem là bước ngoặt lớn bởi lần đầu tiên nhiên liệu hóa thạch được đề cập tại một thỏa thuận của Hội nghị thượng đỉnh khí hậu LHQ.

Chủ tịch COP 26, Bộ trưởng Anh Alok Sharma đã nghẹn lời và khóc khi nói về thỏa thuận này. Quan chức này nói ông hiểu sự thất vọng của các nước không đồng ý với ngôn từ của văn bản, nhưng đã kêu gọi có đồng thuật để đạt mục tiêu chung.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres thừa nhận thỏa thuận không "đi xa đủ" để chống lại biến đổi khí hậu, nhưng thừa nhận nó lập ra "các thành phần để kiến thiết sự tiến bộ". Ông cũng nói thỏa thuận phản ánh "ý chí, quyền lợi và các mâu thuẫn vốn đang có trong chính trị quốc tế".

>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet  

Hoài Linh

Cạnh tranh sức mạnh Mỹ - Trung qua hội nghị khí hậu quốc tế

Cạnh tranh sức mạnh Mỹ - Trung qua hội nghị khí hậu quốc tế

Bất đồng về các cam kết đối phó với biến đổi khí hậu là điểm nóng mới nhất trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc