Một quảng cáo nhằm thúc đẩy nền công nghiệp cá chình của thành phố Shibushi, Nhật Bản, đã bị rút xuống sau khi vấp phải những chỉ trích gay gắt.


“Chúng tôi biết rằng, một số người cảm thấy bị xúc phạm”, một quan chức thành phố nói. “Chúng tôi chỉ muốn làm video này để giải thích tại sao thành phố lại nổi tiếng với nghề nuôi cá chình”.

Đoạn quảng cáo dài 2 phút với hình ảnh một cô gái trẻ trong bộ đồ tắm màu đen, đang dạo chơi quanh một bể bơi ngoài trời và nói chuyện với một người đàn ông không xuất hiện trên màn hình rằng: “Hãy cho tôi ăn”.

Trong tiếng nhạc du dương, cô gái trẻ nô đùa bên bể bơi từ mùa này qua mùa khác. “Tôi cho cô ấy ăn những thực phẩm tươi ngon cho tới khi cô ấy no và cho phép cô ấy ngủ đủ giấc”, người đọc lời bình nói.

Cuối cùng, cô gái nhìn vào màn hình và nói “tạm biệt” trước khi lặn xuống bể và biến thành một con cá chình. “Chúng tôi nuôi cá chình với sự tận tâm”, một dòng chữ hiện lên trên màn hình khi cô gái trẻ ngoi lên từ bể bơi.

Đoạn quảng cáo này đã gây ra một làn sóng tranh cãi khi được đăng tải trên mạng xã hội.

“Nó khiến tôi nghĩ tới việc một cô gái bị bắt cóc và nhốt lại”, một người sử dụng Twitter bình luận, đồng thời nói rằng: “Đó là sự ảo tưởng của một kẻ hư hỏng”. “Hãy gỡ bỏ đoạn video phân biệt giới tính này xuống”, một người khác lên tiếng.

Trước những chỉ trích gay gắt, đoạn quảng cáo đã được rút xuống vào đầu tuần này.

“Chúng tôi làm đoạn video để giới thiệu cá chình của chúng tôi được nuôi trong nước khoáng và được chăm sóc cẩn thận, một môi trường không căng thẳng, được cung cấp dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ”, Thị trưởng Shuichi Honda nói.

Sầm Hoa

Bi hài thách cưới, bố vợ ném tiền vào mặt con rể

Dân mạng Trung Quốc đang chia sẻ chóng mặt đoạn video “bố vợ tương lai ném tiền vào mặt con rể”.

Thủ lĩnh IS giả gái bỏ trốn

Một thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị bắt khi đang tìm cách bỏ chạy khỏi thành phố Sharqat, phía bắc Iraq.

Cảnh kinh khủng trong khu nhà nghèo ở Hong Kong

Ẩn sau vẻ ngoài hào nhoáng của Hong Kong (Trung Quốc) là những khu nhà chật chội, bẩn thỉu, nơi 200.000 người thu nhập thấp vẫn đi về mỗi ngày.