Công ty Cổ phần Huấn luyện Việt Nam - Coach Việt Nam hiện là đơn vị thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp phát huy tối đa năng suất và hiệu quả công việc, tạo dựng văn hóa huấn luyện trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo nơi đội ngũ làm việc. Đồng thời góp phần hình thành và phát triển phong cách lãnh đạo hiệu quả thông qua huấn luyện cho người Việt Nam.

Theo Coach Việt Nam, Coaching Leader - Nhà lãnh đạo huấn luyện - Coach Approach leader / Leadership Coaching Style là một khái niệm tuy chưa quá phổ biến nhưng những kết quả tích cực mà nó mang lại cho các tổ chức là không thể bàn cãi. Bởi lãnh đạo là “đầu tàu” quyết định “sự tồn vong” của một tập thể.

Từ hướng nhìn này, ông Trần Tiến Công đã tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra chương trình Coaching - khai vấn doanh nghiệp dành cho lãnh đạo, kỳ vọng dự án sẽ mang đến một sự thay đổi và “thăng hoa” không chỉ dành riêng cho lãnh đạo mà còn cho đội ngũ. Chương trình này cũng hướng đến giúp doanh nghiệp xây dựng và nâng tầm đội ngũ với phiên bản tốt và hiệu quả nhất, bao gồm những yếu tố then chốt như: Tạo động lực, truyền cảm hứng, đem đến sự tích cực, thúc đẩy hành động, hiệu suất cao trong công việc và sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.

Lãnh đạo không cần tạo áp lực, hãy giúp nhân viên đặt ra mục tiêu
Thực tế, có rất nhiều công ty đều luôn đặt KPI cao và nỗ lực đạt được thành quả. Tuy vậy, việc dẫn dắt tập thể ngày càng gặp nhiều vấn đề vì người leader áp lực phải tạo ra kết quả tích cực ngay lập tức, điều này vô hình chung trở thành bước tiến ngăn cản sự phát triển của đội ngũ.

Ông Trần Tiến Công chỉ ra rằng, một người có khả năng lãnh đạo tốt sẽ đánh giá các nhân viên của mình dựa trên những gì họ đã làm trong quá trình thực hiện cũng như những điều họ học tập và phát triển được hơn là chỉ quan tâm đến kết quả. Và khi quá đặt nặng KPI chúng ta sẽ bỏ qua các giá trị khác: Tính sáng tạo, tính thử nghiệm,… bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng và sử dụng hiệu quả hệ thống KPI. Nếu đánh giá đội ngũ theo một hệ thống KPI bất hợp lý sẽ dễ khiến nhân viên làm việc kém hiệu quả, kéo theo sự thụt lùi của doanh nghiệp.

Vì thế, “điều mà một người lãnh đạo cần chính là giúp nhân viên đặt ra mục tiêu trong công việc và để nhân viên tự tìm giải pháp, cách thức tối ưu để thực hiện công việc cũng như phát triển thêm những kỹ năng của bản thân”, ông Trần Tiến Công nhấn mạnh.

Với hơn mười năm kinh nghiệm đồng hành cùng việc hỗ trợ các nhà lãnh đạo cũng như các cấp điều hành doanh nghiệp, ông Trần Tiến Công nhận ra rằng, nếu để nhân viên “có một khoảng trời riêng” trong công việc, họ trở nên có trách nhiệm và làm việc hăng say hơn, từ đó đem lại sự hiệu quả cao hơn. Điều này bắt nguồn từ cảm giác được công nhận và coi trọng của lãnh đạo với nhân viên, họ cảm thấy họ cũng là một phần của đội ngũ, và khi họ cố gắng để phát triển thì đội ngũ cũng sẽ phát triển.

{keywords}
 

Xây dựng “văn hóa coaching” trong doanh nghiệp

Ông Trần Tiến Công đặc biệt tâm huyết với việc xây dựng văn hóa coaching - khai vấn trong doanh nghiệp, bởi theo ông đây là điều vô cùng cần thiết, đây là điểm mấu chốt quyết định sự phát triển và trường tồn của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Ông Trần Tiến Công chia sẻ, “Khi nhân viên được hỏi điều tuyệt vời nhất trong trải nghiệm huấn luyện là gì. Đa phần mọi người đều trả lời đó là cảm giác được lắng nghe. Họ tin rằng sếp của mình thực sự cố gắng đặt mình vào vị trí của họ để nhìn nhận vấn đề. Sự đồng cảm này cho phép người quản lý hiểu biết về nhu cầu của từng nhân viên và điều chỉnh phong cách phù hợp.”

Do đó, trong quá trình coaching, làm việc, người lãnh đạo phải tạo được sự kết nối với nhân viên của mình, để từ đó bạn hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, mục tiêu của nhân viên mình.

Ông Trần Tiến Công lưu ý, “Coaching không phải là “fixing” (sửa chữa) người khác. Người lãnh đạo không nên “dẫn dắt” suy nghĩ của người khác, điều cần làm là tạo ảnh hưởng tích cực thông qua các câu hỏi để họ tự định liệu. Hãy lắng nghe, kết nối, tin tưởng và tôn trọng sự sáng suốt của những người xung quanh”.

Vì vậy, người lãnh đạo nên có những buổi nói chuyện riêng tư để lắng nghe nguyện vọng của nhân viên hoặc các tổ chức các cuộc họp với tiêu chí thu hẹp trọng tâm của cuộc họp và đảm bảo mỗi người tham dự đều được thảo luận, đưa ra ý kiến. Từ đó, mỗi nhân viên đều cảm nhận được tầm quan trọng của mình với tổ chức. Đây cũng là cách giúp xây dựng đội nhóm phát triển vì bạn sẽ có nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề.

{keywords}
 

 

{keywords}

 

Minh Hòa