Nền kinh tế Internet tại Đông Nam Á đang trên đà chạm mốc 100 tỉ USD trong năm nay trước khi tăng gấp ba lần quy mô vào năm 2025, để trở thành một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất ở mảng thương mại trực tuyến. Thương mại điện tử (TMĐT) là mảng có đóng góp tích cực nhất cho đà tăng trưởng này, theo nghiên cứu của Google và Temasek phát đi hồi đầu tháng 10.

Trong năm 2019, giá trị hàng hoá giao dịch trên các nền tảng TMĐT của Đông Nam Á sẽ đạt mốc 38 tỉ USD, song đến năm 2025, con số này sẽ lên tới 153 tỉ USD. Cùng thời điểm, theo một nghiên cứu của Bain, với dân số trung lưu đang tăng cùng với đó là việc người dùng ngày càng sử dụng nhiều smartphone, Việt Nam, cùng với Thái Lan và Indonesia, sẽ là các thị trường chi tiêu nhiều nhất trên các nền tảng số. Thực tế này đang khiến cuộc đua TMĐT tại Việt Nam càng nóng hơn.

{keywords}
Lượng truy cập Sendo tăng mạnh trong 12 tháng trở lại đây. Hiện tại, đây là nền tảng TMĐT được truy cập nhiều thứ hai tại Việt Nam. (Số liệu: iPrice)

Cuối tháng trước, iPrice đang tung ra Bảng xếp hạng các doanh nghiệp TMĐT hàng đầu tại Việt Nam quý III/2019. Những vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng này vẫn là những cái tên rất quen thuộc với người dùng tại Việt Nam. Dù vậy, bảng xếp hạng mới nhất chứng kiến sự bứt phá của Sendo lên vị trí số 2 trong số các nền tảng được truy cập nhiều nhất với gần 30,93 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Trước đó, vào quý II, nền tảng TMĐT Việt Nam mới chỉ đứng ở vị trí số 4 với 28,04 triệu lượt truy cập trung bình mỗi tháng.

Bên cạnh đó, ứng dụng Sendo cũng là sản TMĐT đón nhận lượt tải về ứng dụng di động đứng thứ hai tại Việt Nam và đứng trong top 5 tại Đông Nam Á. Đây là ứng dụng TMĐT thuần Việt duy nhất đạt được thành tích này. 2019 có thể xem là một năm thành công của Sendo.

{keywords}
 

TMĐT có thể khác với những khu chợ truyền thống ở nhiều khía cạnh, song có một thực tế không thay đổi là khi hàng hoá cung cấp càng đa dạng, khách hàng sẽ càng bị thu hút. Trên nguyên tắc này, khi ghé thăm nền tảng Sendo, không chỉ có sản phẩm truyền thống mà sàn này còn lấn sân sang bán cả những dịch vụ kĩ thuật số. Lãnh đạo Sendo còn cho biết đang triển khai cung cấp giải pháp tài chính cho cả người bán lẫn người mua để tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Ở thời điểm hiện tại, theo số liệu Sendo tự công bố, nền tảng này đang phục vụ được 10 triệu khách hàng cùng với đó là 300.000 nhà bán hàng trên toàn quốc. Để đạt đến quy mô ấn tượng này, Sendo sử dụng chiến lược “lấy nông thôn vây thành thị” để tạo đà tăng trưởng. Thay vì chỉ tập trung vào nhóm người dùng thành thị, am hiểu công nghệ và sẵn sàng chi tiêu nhiều, Sendo còn “may đo” trải nghiệm phù hợp cho những người dân nông thôn.

{keywords}
 Danh mục dịch vụ số đa dạng trên website của Sendo.

Chia sẻ trên KrASIA, ông Trần Hải Linh, CEO Sendo, khẳng định ở thời điểm hiện tại Sendo không còn đặt mục tiêu là lưu lượng truy cập hay tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV). Thay vào đó, nền tảng này tập trung vào mục tiêu tăng trưởng số lượng giao dịch thực hiện mỗi ngày và mức độ trung thành của khách hàng.

Thành công và sự tăng trưởng phân khúc khách hàng ngoài thành thị của Sendo cho thấy TMĐT đã dần trở nên quen thuộc với người dân trên cả nước. TMĐT hứa hẹn tiếp tục mang sự tiện lợi và đa dạng hóa lựa chọn đến khắp mọi tỉnh thành, thúc đẩy sự phồn thịnh cho cả người mua lẫn người bán.

Doãn Phong