Bí thư Huyện uỷ Tương Dương Nguyễn Văn Hải phấn khởi chia sẻ, việc kết nghĩa giữa bản Huồi Cọ (xã Nhôn Mai), bản Piềng Cọoc (xã Mai Sơn) với bản Tặng Sầu, cụm bản Phà Đánh, huyện Mường Quắn (Lào) góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Các lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng duy trì tốt mối quan hệ biên giới Lào, giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra vùng biên đúng thẩm quyền, ổn định, hợp tác và phát triển.

{keywords}
Đường vào bản Phá Lõm, xã Tam Hợp giáp biên giới Việt - Lào

Mỗi đồn Biên phòng đều cử cán bộ tăng cường về làm Phó Bí thư xã ở địa phương khu vực biên giới. Ngoài ra, thực hiện đề án 01 của Tỉnh uỷ Nghệ An, không để bản trắng về chi bộ ở tất cả các bản vùng biên từ năm 2017 đến nay.

Thoát nghèo sau 1 năm nhờ cây chanh leo
 
Ông Hải kể, Huyện uỷ, UBND triển khai thực hiện nhiều dự án, mô hình phát triển kinh tế ở vùng biên, đặc biệt xây dựng đề án phát triển kinh tế thuộc xã Tam Hợp; phát triển cây chanh leo ở xã Nhôn Mai và Mai Sơn. Thành lập làng thanh niên lập nghiệp tại bản Huồi Sơn, xã Tam Hợp, thuộc Tổng đội Thanh niên xung phong Nghệ An.

Cụ thể, xây dựng nhiều mô hình kinh tế cao ở bản Huồi Cọ trồng 185ha cây chanh leo. Sau 1 năm có 80% hộ ở bản thoát nghèo nhờ cây chanh leo.

{keywords}
Cây chanh leo làm 'thay da đổi thịt' đồng bào miền núi huyện Tương Dương

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở nhiều bản, Huồi Cọ có 44 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu được chọn là điểm sáng vùng biên của huyện Tương Dương.

“Để thay đổi tập tục canh tác của đồng bào người H'Mông ban đầu gặp không ít khó khăn. Chúng tôi mở đường, cải tạo cơ sở hạ tầng và làm thí điểm trồng cây chanh leo ở Huồi Cọ. Đồng thời thường xuyên luân phiên cán bộ huyện xuống địa bàn vận động người H'Mông cùng làm”, ông Hải chia sẻ.
 
Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống chính trị đặc biệt quan tâm đến cán bộ xã, huyện là người H'Mông và người dân tộc thiểu số.
 
Hai ‘già làng’ người H'Mông 18 năm làm trưởng bản
 
Bí thư xã Tam Hợp Lê Hồng Thái cho biết, trưởng bản Phá Lõm (xã Tam Hợp) Xồng Vá Dềnh làm trưởng bản năm 18 năm nay, là người năng nổ, nhiệt tình truyền đạt các chủ trương phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đề ra đến với bà con trong bản.

Mọi người thường gọi anh một cách gần gũi là "bố Dềnh".

{keywords}
Bí thư xã Tam Hợp (trái) và trưởng bản Phá Lõm trước mô hình trồng nghệ đỏ cùng cây bo bo

 

{keywords}
Cây dược liệu bo bo từ tự nhiện cho thu nhập lớn 

“Gọi trưởng bản bằng bố là thể hiện sự tôn trọng, gần gũi nhất với đồng bào người H'Mông. Nhiều đoàn đến thăm nên việc gì cũng đến tay, bố siêng năng và nhiệt tình lắm. Bản Phá Lõm có 111 hộ, trước đây chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi tự cung tự cấp, sống dựa vào rừng. Từ năm 2017, cây nghệ đỏ và cỏ voi được đưa vào trồng đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân”, Bí thư xã Tam Hợp kể.

{keywords}
Cánh đồng lúa vàng của bà con người H'Mông ở xã Tam Hợp

 

{keywords}
Nuôi trâu nhốt ở bản Phá Lõm

 

{keywords}
Đàn bò của người H'Mông ở bản Phá Lõm

“Bây giờ bản ta có nhiều thay đổi rồi, như trồng cây bo bo, cây nghệ đỏ, nuôi trâu, bò, lợn. Người dân có thể tự làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại”, trưởng bản Xồng Bá Dềnh cười vui chia sẻ.

Đến bản Huồi Sơn gặp ông Vừ Tổng Lông (SN 1960, 18 năm làm trưởng bản) kể rằng: Năm 2016, ông trồng 10kg nghệ giống thu hoạch được 4 tạ. Năm thứ 2 trồng 60kg thu được 8 tấn. Năm thứ 3 trồng hơn 100kg nghệ thu giống được 16 tấn nghệ đỏ.

{keywords}
Già làng Vừ Tổng Lông

“Nhà có 6 người, 2 đứa con, 2 cháu và đều trồng nghệ, gia đình ta đã thoát nghèo. Nếu như củ nghệ được 1 tấn thì gừng chỉ được 2 tạ. Cây nghệ đỏ đã giúp gia đình thoát nghèo. Có tiền từ bán nghệ, gia đình mua được 8 con trâu”, ông Lông kể.

{keywords}
 

 

{keywords}
Lợn, gà đen được nuôi rất nhiều ở Tổng đội TNXP ở bản Huồi Sơn

 

{keywords}
Thu hoạch lúa đưa về nhà

Thượng tá Chính trị viên Mai Văn Cường - Đồn Biên phòng Tam Hợp cho biết, xã Tam Hợp là xã nghèo, đồn biên phòng tham gia cùng chính quyền đảm bảo an ninh biên giới, phát triển kinh tế chính trị, xoá đói giảm nghèo. 

Phối hợp Tổng đội thanh niên xung phong triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình trồng cây nghệ đỏ ở bản Huội Sơn, Phá Lỏm và Văng Môn tạo nguồn thu hàng trăm triệu đồng một năm.

{keywords}
 

 

{keywords}
Người dân dắt bò giống về nhà

Hàng năm đơn vị phối hợp trung tâm y tế xã, thực hiện khám và tư vấn sức khoẻ cho nhân dân. Giúp bà con phòng bệnh và xử lý các bệnh thường gặp.

“Thường xuyên phát huy, giữ vững mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt với huyện Viêng Thoong, tỉnh Bô Ly Khăm Xay và tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào có chung đường biên giới. Đồng thời, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cấp xã vùng biên giới thực hiện công tác đối ngoại nhân dân.

Duy trì thường xuyên hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi giữa các ban, ngành cùng các tổ chức tương ứng nước bạn Lào, kết nghĩa giữa huyện với huyện. bản với bản...”, Bí thư Huyện uỷ Tương Dương Nguyễn Văn Hải thông tin.

Thủ phủ thuốc phiện thành cánh đồng dược liệu tiền tỷ ở Nghệ An

Bài 2: Thủ phủ thuốc phiện thành cánh đồng dược liệu tiền tỷ ở Nghệ An

Hoa anh túc một thời là cây trồng chủ yếu của người H'Mông ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), ngày nay thay vào đó là đồng lúa vàng, bạt ngàn cây dược liệu.

Quốc Huy