- Ray Nunzi vẫn giữ lại tất cả, không sót cái nào, những tấm hình chụp ở Việt Nam ngày xưa trong một cuốn album bọc da màu mận chín.

Vì sao GS Trần Đông A vẫn chọn Việt Nam?

Tác giả Thu Hồng từng là phóng viên Vietnam Economic Times (Thời báo Kinh tế Việt Nam) từ năm 2000-2005. Hiện cô là giáo viên tiểu học tại tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ.

Có một mối duyên tình cờ, Ray Nunzi, thầy giáo dạy trống cho con trai Andrew của tôi, từng tham chiến ở VN.

Hôm tôi đăng ký học trống cho Andrew, có vẻ thầy đoán tôi là người Việt Nam nhờ tên họ. Vậy là sau mỗi buổi học, thầy lại trò chuyện rất lâu về những ngày tháng ở Việt Nam.

Ray Nunzi từng đóng quân ở Củ Chi, rồi có lần được ra bãi biển Cam Ranh. Ký ức xa xưa là chưa bao giờ trong đời được đến bãi tắm nào trong, sạch đến thế.

Rồi chuyện luôn gặp rắc rối trong đơn vị vì hay bày tỏ thái độ phản chiến.

{keywords}

Ông Ray (ngoài cùng bên trái) bên những người đồng ngũ, lần lượt là Ken, Red và Van Doran. Họ ở ngày thứ 2 tại Việt Nam, đang chờ được phân công điạ điểm đóng quân

"Đã gặp những người Việt ở đó, rồi đến những thắng cảnh, tôi luôn tự hỏi tại sao tôi lại có mặt ở đây, thấy rõ ràng sự hiện diện của chúng tôi là sai", ông tâm tư.

Ray Nunzi kể giờ vẫn giữ lại tất cả, không sót cái nào, những tấm hình chụp ở Việt Nam ngày xưa trong một cuốn album bọc da màu mận chín.

Người có công lớn bảo quản những tấm hình này là mẹ ông. Bà đã luôn cẩn thận lưu giữ tất cả các tấm hình mà con trai đều đặn gửi về từ Việt Nam.

{keywords}

Núi Bà Đen được Ray chụp từ trên máy bay trong một lần đi làm nhiệm vụ

Những hình ảnh được Ray Nunzi chia sẻ dưới đây trích giữ trong cuốn album, được chụp từ tháng 3/1969 đến tháng 3/1970 khi đóng quân tại Củ Chi, Cần Giờ.

Cựu binh Ray là người chơi quân nhạc (trống) trong Binh đoàn số 25 của Hoa Kỳ.

Loạt ảnh người cựu binh Mỹ chia sẻ với độc giả Việt Nam: 

{keywords}

{keywords}
Cánh đồng lúa ở Củ Chi

{keywords}

"Little Lai": Bé Lai lúc đó15 tuổi, chụp khi mới cắt tóc ngắn. Cô bé vốn để tóc dài. Ông Ray rất ấn tượng với mái tóc dài và đen mượt của Lai. Lai làm công việc dọn dẹp trong trại nơi ông Ray đóng quân. Cô được trả 4 đô la/tháng, tương đương 240 đồng tiền Việt Nam Cộng hòa. Nếu còn sống, cô bé Lai xưa giờ khoảng tầm 60 tuổi 

{keywords}

{keywords}
Hai "người bạn thân thiết nhất" của Ray tại nơi đóng quân: chú chó không có tên còn chú khỉ tên là Canuck

{keywords}

Ray chuẩn bị nhạc cụ, đồ nghề cho một buổi biểu diễn ở gần nơi đóng quân


{keywords}

Cô Thơm, thời đó 45 tuổi, cỡ tuổi bố mẹ của Ray làm công việc dọn dẹp trong trại. Cô lúc nào cũng búi tóc. Cũng giống như Lai, cô hàng ngày quét dọn phòng ở, lau chùi và sắp xếp các đôi ủng của lính. Mỗi lính một ngày có hai đôi để thay đổi. Ngày nào cũng phải thay, nhất là vào mùa mưa vì sân trại rất bùn lầy

{keywords}

{keywords}
Những người phụ nữ Việt Nam làm thuê trong trại nơi Ray đóng quân

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Căn cứ đóng quân của Ray khi ở Việt Nam


{keywords}

{keywords}

{keywords}

Mỗi lần trình diễn, Ray thường chơi trống cái. Chiếc trống này nặng khoảng 8kg. Không phải lúc nào cũng có chân đỡ thế này. Có lúc Ray vừa vác vừa chơi trống dưới cái nóng gay gắt của miền nhiệt đới


{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}


{keywords}

Đây là nơi ông và bạn đồng ngũ tập nhạc mỗi ngày. Bức hình này được chụp sau một trận mưa

Thu Hồng