Hàng năm, UBND tỉnh Hà Tĩnh đều có quyết định giao các đơn vị nhà nước và vận động, chấp thuận các doanh nghiệp đỡ đầu, tài trợ; Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có thư kêu gọi các tổ chức, đơn vị đăng ký đỡ đầu, tài trợ xây dựng NTM.

{keywords}
Hà Tĩnh huy động hơn 1.405 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Hiện có 114 đơn vị cấp tỉnh và cơ quan trung ương đóng trên địa bàn đỡ đầu cho 192 xã. Tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều đã tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi đỡ đầu, tài trợ, có quyết định giao cho các tổ chức, đơn vị đỡ đầu các xã; huy động nguồn đóng góp của doanh nghiệp, con em xa quê.

Ngoài hỗ trợ bằng tiền mặt, nhiều đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Tư vấn, giúp đỡ các xã xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện các nội dung, tiêu chí mình phụ trách; kết nối với các đơn vị, tổ chức liên quan để hướng dẫn tư vấn; đóng góp ngày công lao động xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang khu dân cư.

Được biết, trước khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bình quân mỗi xã của Hà Tĩnh chỉ đạt 3,5 tiêu chí, không có xã đạt trên 10 tiêu chí; có đến 183 xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó có 20 xã không đạt tiêu chí nào.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Hội nghị Trung ương 7 khoá IX về “tam nông” trong đó xác định chương trình xây dựng nông thôn mới là giải pháp quan trọng, tỉnh Hà Tĩnh đã nâng cao năng lực, trình độ sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2010 - 2018 đạt trên 3,7%/năm (cả nước 2,9%).

Đến tháng 9/2019, Hà Tĩnh có 173 xã đạt chuẩn (chiếm 75,5% tổng số xã), dự kiến đến cuối năm 2019 có trên 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 83% tổng số xã). Bình quân tiêu chí/xã của Hà Tĩnh đạt 18,3/19 tiêu chí, dự kiến đến cuối năm 2019 đạt 18,9 tiêu chí (tăng 15,4 tiêu chí so với năm 2010), không còn xã dưới 12 tiêu chí (chỉ tiêu đến năm 2020 của Trung ương không còn xã dưới 5 tiêu chí).

Bài: Nguyễn Thị Lan Anh - nhóm PV
Ảnh: Ngô Cao Tùng - nhóm PV