Đây là dấu mốc ý nghĩa để thành phố Pleiku đánh giá toàn diện quá trình phát triển đô thị, xác định vị thế trong quy hoạch vùng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, từ đó định hướng mục tiêu xây dựng, phát triển đô thị Pleiku bền vững và giàu bản sắc.

{keywords}
Nông thôn mới ở thành phố Pleiku: “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”

Thành phố Pleiku là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh Gia Lai, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội và cộng đồng chung tay xây dựng, từng bước đổi mới diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 đến nay, thành phố Pleiku đã đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng hơn 250 km đường giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ 100% đường trục xã, liên xã được bê tông, nhựa hóa; tỷ lệ đường trục thôn, làng được bê tông đạt hơn 90%; tỷ lệ đường ngõ xóm cứng hóa đạt hơn 76%; tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi đạt 83%.

Về thủy lợi, bằng các nguồn vốn, thành phố đã đầu tư, nâng cấp được 39 km kênh mương và cải tạo nâng cấp 2 hồ, 3 đập. Hệ thống thủy lợi phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu khoảng  92%. Mạng lưới điện nông thôn trên địa bàn thành phố hiện đã hình thành hơn 166 km đường dây trung thế; 276 km đường dây hạ thế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật với 268 trạm biến áp và 87 km đường điện chiếu sáng trên các tuyến đường của các xã...

Cùng với đó, thành phố Pleiku đã triển khai lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên cơ sở phát huy bản sắc văn hóa, tiềm năng, thế mạnh và điều kiện tự nhiên hướng đến xây dựng thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Bài: Phùng Thu Thủy - nhóm PV
Ảnh: Phan Thị Thân - nhóm PV