Trước những tai biến y khoa, làm bệnh nhân tử vong nói chung và sau tiêm phòng nói riêng, việc ngành y chia sẻ những đau thương với gia đình bệnh nhân, là nghĩa cử tốt đẹp.

Từ xa xưa, khi tác nhân gây ra bệnh dịch là các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút) còn chưa được biết đến, thì ‘ôn dịch’ được hiểu là những bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh, gây chết người hàng loạt. Lịch sử nhân loại cũng đã ghi lại những đại dịch, làm chết hàng triệu người ở một vùng miền, một hay nhiều quốc gia. Ôn dịch có thể coi là một dạng ‘thiên tai’ luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con người.

Ôn thần- phúc thần và văcxin

Trong thế giới tâm linh, con người đã tin rằng ‘ôn thần’ (có nơi gọi là quỷ dữ) là một vị thần chuyên mang dịch bệnh gieo rắc làm hại con người. Để được bình an, con người phải ‘toàn tâm’ toàn ý với vị thần này.

Đối lập với ‘ôn thần’ là ‘phúc thần’, những vị thần có khả năng mang lại hạnh phúc cho con người. Phúc thần thì rất nhiều; có thể chỉ là trong những truyền thuyết của đời sống tâm linh, nhưng cũng có nhiều ‘phúc thần’ là những nhân vật lịch sử có thật, nhưng được người dân tôn vinh như những ‘thành hoàng’.

Các cán bộ y tế với màu áo Blue trắng được ca ngợi như những ‘thiên thần áo trắng’ cũng đã là một ‘phúc thần’.

{keywords}
Các phòng bệnh quá tải, nhiều phụ huynh phải đưa con bị sởi ra hành lang BV.

Từ những nhận thức rất sơ khai của thời kỳ ‘mông muội’, dần dần con người đã tìm ra thủ phạm gây ra các dịnh bệnh nguy hiểm chính là các loại vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút) gây bệnh. Theo đó, người ta đã sử dụng có hiệu quả các phương pháp ‘khắc chế’ dịch bệnh từ các biện pháp không đặc hiệu như: Vệ sinh môi trương, nguồn nước, kiểm soát các véc- tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi...). Tới việc áp dụng phương pháp phòng bệnh đặc hiệu, bằng sử dụng văcxin trong tiêm chủng.

Việc chế tạo, sử dụng văcxin trong phòng bệnh đặc hiệu, đã trải qua thời gian rất dài. Trong quá trình sử dụng, con người cũng phải ‘trả giá’, vì nhiều tai biến có thể làm chết chính người được tiêm chủng văcxin. Ngày nay, văcxin cũng như một loại hàng hóa được mua bán rất dễ dàng trên thị trường. Trong đó, văcxin được chế tạo bằng công nghệ của các giai đoạn khác nhau có các tiêu chuẩn an toàn cho người dùng (ví dụ: Số người có tai biến/tổng số người được tiêm) cũng khác nhau nhưng vẫn cùng tồn tại.

Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học Y Dược, hiện nay người ta đã tạo ra những loại văcxin an toàn rất cao- gần như tuyệt đối cho các đối tượng sử dụng. Những văcxin như vậy, luôn có giá bán cao hơn nhiều lần, giá bán của các sản phẩm cùng loại.

Ngày nay, trong ngôn ngữ diễn đạt văcxin là một từ vựng quen thuộc được dùng ‘phổ thông’. Nhưng nó là một trong những thành tựu vĩ đại của y học, dược học và luôn gắn với tên tuổi những nhà khoa học đã đi tiên phong như Edward Jenner (bác sĩ người Anh), Louis Pasteu (người Pháp). Họ thật sự đã trở thành những thầy thuốc vĩ đại của mọi thời đại.

“Thiên tai” hay “nhân tai” (?!)

Từ thế kỷ trước tất cả những chủng loại vi sinh vật (vi khuẩn, virus) đã được các nhà khoa học phân lập định danh, trên cơ sở đó họ chế tạo thành công các văcxin tương ứng. Các loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh thành dịch đều được phòng bệnh đặc hiệu bằng văcxin thông qua chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được thực hiện rộng rãi ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Ở nước ta, con số thống kê cho thấy những kết quả rất khả quan, tỷ lệ mắc bệnh sởi giảm 23 lần, bệnh bạch hầu giảm 167 lần, bệnh ho gà giảm 428 lần, ngoài ra bệnh uốn ván sơ sinh đã được loại trừ và... bệnh sởi dự kiến sẽ được thanh toán vào năm 2015, mang lại một niềm tin rằng các loại dịch bệnh sẽ lần lượt đi về miền dĩ vãng.

Nhưng đầu năm nay, dịch sởi tiếp tục bùng phát trở lại, với con số trẻ tử vong làm rúng động toàn xã hội.Nhưng thực tế, vẫn có hai ‘dòng’ văcxin được các điểm TCMR tiêm cho các trẻ em là đối tượng của chương trình. Một là, các văcxin miễn phí của chương trình. Hai là, các văcxin dịch vụ chất lượng tốt, an toàn nhưng có giá đắt hơn rất nhiều mà không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để mua.

Một nơi tiêm phòng nhưng hai ‘chế độ’ thì không ai dám chắc rằng, không có hiện tượng mà nói theo dân gian là ‘nhất bên trọng, nhất bên khinh”.

Truyền thông y tế nhiều thập kỷ qua đã giúp cho người dân hiểu rõ lợi ích của văcxin trong phòng bệnh. Nhưng góp phần tích cực vào sự… hoài nghi công tác tuyên truyền cho chương trình TCMR ở nước ta, không thể không nhắc đến những kết luận của các hội đồng khoa học các cấp,  của các ‘chuyên gia’ của ngành y. Từ chuyện ‘sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân’; rồi nguyên nhân... chưa rõ; và rồi... không liên quan đến văcxin...

Liệu rằng, người dân có tin vào những kết luận của các hội đồng khoa học các cấp nói chung, cá nhân các chuyên gia y tế nói riêng khi bằng chứng được đưa ra chỉ là; ‘chưa rõ nguyên nhân; không liên quan...” Hậu quả tất yếu là người dân mất dần niềm tin vào trình độ chuyên môn của ngành y.

Trước những tai biến y khoa, làm bệnh nhân tử vong nói chung và sau tiêm phòng nói riêng, việc ngành y chia sẻ những đau thương với gia đình bệnh nhân, là nghĩa cử tốt đẹp, được qui định trong 12 điều y đức. Nhưng sau đó lại có những trường hợp mặc cả/yêu cầu người nhà không được gửi đơn đã bị lên án, mỉa mai là dùng tiền mua… sự im lặng.

Cho tới nay chỉ có một trường hợp bé gái V.Đ.T.V 06 tháng tuổi, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem được Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Bắc Giang kết luận rõ ràng, bệnh nhi tử vong do hội chứng thiếu máu nặng và tim bẩm sinh. Không rõ sau chẩn đoán rất rõ ràng đó, thì tim bẩm sinh có được Hãng Berna Biotech, Hàn Quốc bổ sung vào các bệnh có chống chỉ định tiêm phòng Quinvaxem hay không ?

Mục tiêu của công tác truyền thông trong chương trình TCMR là hướng cho người dân tin vào các loại văcxin của chương trình, và thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu các cơ quan truyền thông không có “chiến lược” tốt mà chỉ đăng tải‘nguyên bản’ các kết luận, các phát ngôn của các hội đồng hay cá nhân các vị chuyên gia y tế như trong năm qua thì rất có thể, sẽ có một nguy cơ nhãn tiền là, dịch bệnh sẽ chuyển từ “thiên tai” thành “nhân tai”.

Lời kết

Lĩnh vực y tế là những vấn đề liên quan trực tiếp tới sức khỏe, và sinh mạng con người. Nó không chỉ là hoạt động mang tính nghề nghiệp của các thầy thuốc trong khám, chữa bệnh, mà còn bao gồm cả việc hoạch định những chính sách, tổ chức thực thi những chính sách đã được vạch ra, bảo đảm ‘công bằng, bình đẳng’, trong khám chữa bệnh, được chủ động phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất cũng như tinh thần. Đây cũng là một quyền cơ bản của con người được Nhà nước bảo đảm và luôn là một ‘tiêu chí’ đánh giá sự ưu việt của mỗi thể chế chính trị, cũng như tính chất cốt lõi ‘của dân, do dân và vì dân’ của nhà nước đó.  

 Hãy coi dịch sởi năm nay như một bài học cho ngành y tế.

Xem các bài cùng chủ đề

Những "nhát dao" của truyền thông
Tư lệnh không lùi sẽ tiến
Sau dịch sởi s đến bệnh nào? 

Lãnh đạo vạ miệng và bộ máy đúng quy trình